Lễ hội Hoằng pháp toàn quốc năm 2015

(VOV5)- Lễ hội Hoằng pháp toàn quốc năm 2015 sẽ diễn ra vào ngày 11/12 tại Quảng Ninh. 


Thông tin trên được Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh cho biết trong buổi họp báo sáng 16/10 tại Quảng Ninh. Lễ hội Hoằng pháp toàn quốc “Phật giáo Trúc Lâm hội tụ và lan tỏa” là dịp để Giáo hội Phật giáo Việt Nam xiển dương Phật pháp và kết nối truyền thống hoằng truyền chính pháp của Chư vị Tổ sư Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trong thời đại mới. Các hoạt động trong lễ hội Hoằng pháp sẽ góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh khu di tích danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí kết nối với khu di tích nhà Trần tại Đông Triều và khu di tích chiến thắng Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên. Thượng toạ Thích Thanh Quyết cho biết: “Lễ hội thống nhất thống nhất tất cả và lan toả đến muôn dân. Bản thân Phật Hoàng là một nhà đại truyền giáo của phật giáo Việt Nam. Cụ không chỉ truyền giáo trong nước mà còn sang cả nước ngoài và đạt hiệu quả vô cùng lớn đó là mở mang bờ cõi. Cho nên lễ Hoằng Pháp lần này thực hiện tinh thần trên tinh thần đó và ảnh hưởng mạnh của phật giáo Việt Nam trong quá trình hoằng pháp. Thực ra tuyên giáo, truyền đạo và hoằng giáo là một nhưng chỉ là cách nói khác nhau".


Lễ hội Hoằng pháp toàn quốc năm 2015 - ảnh 1
Họp báo giới thiệu về Lễ hội hoằng pháp toàn quốc 2015.


Chương trình bao gồm một chuỗi các sự kiện diễn ra trong hai ngày 10 và 11/12 như: Hội thảo khoa học “ Phật giáo Trúc Lâm hội tụ và lan tỏa”, Đại lễ cầu siêu anh linh các anh hùng tử trận Bạch Đằng tại Đền thờ Trần Hưng Đạo, Lễ tưởng niệm 707 năm ngày Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn; Pháp hội Dược sư cầu nguyện quốc thái dân an và lễ chú nguyện đúc 108 pho tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông hộ quốc an dân. Trong số 108 pho tượng có 65 pho tượng đặt tại Văn phòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hai miền Bắc, Nam, trụ sở Giáo hội Phật giáo các địa phương, các pho tượng còn lại được rước về thờ tại các ngôi chùa ở các vùng xung yếu bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo và những nơi trọng yếu của Phật giáo Việt Nam.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác