VOV và UNESCO tổ chức tập huấn truyền thông về bất bình đẳng giới

(VOV5) - Qua khóa tập huấn này, các nhà báo, phóng viên được trang bị thêm những kiến thức bổ ích và những kỹ năng thiết thực nâng cao chất lượng truyền thông về bình đẳng giới, giáo dục trẻ em gái và phụ nữ

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bất bình đẳng giới vẫn còn phổ biến, bằng chứng là các trường hợp bạo lực đối với trẻ em gái và phụ nữ, sự tồn tại dai dẳng tư tưởng trọng nam khinh nữ (nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính).

vov va unesco to chuc tap huan truyen thong ve bat binh dang gioi hinh 0
Bà Hoàng Minh Nguyệt, Điều phối các chương trình Thông tin Truyền thông của UNESCO
phát biểu tại khóa tập huấn.


Các trẻ em gái và phụ nữ ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số vẫn bị ràng buộc bởi các phong tục, tập quán có ảnh hưởng tiêu cực đến việc đạt được bình đẳng giới trong giáo dục, v.v.

Chương trình tin tưởng rằng, các phương tiện truyền thông, các phóng viên, nhà báo có vai trò to lớn và có khả năng tác động và làm thay đổi thái độ và hành vi tiêu cực trong xã hội và phát huy những thành quả đã đạt được trong lĩnh vực bình đẳng giới của Việt Nam.

Đài Tiếng nói Việt Nam đã phối hợp cùng UNESCO tăng cường nâng cao năng lực truyền thông cho các nhà báo, phóng viên về bình đẳng giới, để từ đó, qua các tác phẩm báo chí, các nhà báo, phóng viên có thể nâng cao nhận thức cho công chúng, thay đổi hành vi trong lĩnh vực bình đẳng giới và giáo dục phụ nữ và trẻ em gái. 

vov va unesco to chuc tap huan truyen thong ve bat binh dang gioi hinh 1
Bài tập phân biệt giới được các học viên đưa ra đầu khóa tập huấn.


Phát biểu tại khóa tập huấn, Bà Hoàng Minh Nguyệt, Điều phối các chương trình Thông tin Truyền thông của UNESCO cho biết: “UNESCO cho rằng các phương tiện truyền thông đóng một vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, và giáo dục của trẻ em gái. Các phương tiện truyền thông có sức mạnh để chuyển tải các thông điệp về sự bất bình đẳng về giới, bất bình đẳng về giáo dục cho các em gái và phụ nữ, những người trong hầu hết các trường hợp đều dễ bị tổn thương do ít được tiếp cận với giáo dục. Thông điệp chia sẻ phương tiện truyền thông với công chúng có thể trở thành thông điệp với tất cả mọi người.

Ngoài việc sử dụng các phương tiện truyền thông như một công cụ để chuyển tải thông điệp tới cộng đồng, các phương tiện truyền thông có thể được sử dụng như một công cụ giám sát việc thực hiện luật pháp quốc tế và quốc gia về bình đẳng giới và trẻ em gái và giáo dục của phụ nữ, giúp xác định và khắc phục biểu hiện của bất kỳ định kiến và bất bình đẳng giới trong các phương tiện truyền thông liên quan đến bình đẳng giới và trẻ em gái và giáo dục của phụ nữ”.

vov va unesco to chuc tap huan truyen thong ve bat binh dang gioi hinh 2
Nhà báo, Phóng viên thực hiện bài tập nhóm.


Qua khóa tập huấn này, các nhà báo, phóng viên được trang bị thêm những kiến thức bổ ích và những kỹ năng thiết thực nâng cao chất lượng truyền thông về bình đẳng giới, giáo dục trẻ em gái và phụ nữ.



Khóa tập huấn “Truyền thông về bình đẳng giới, giáo dục trẻ em gái và phụ nữ” là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ của dự án “Sáng kiến bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái tại Việt Nam: Trao quyền cho trẻ em gái và phụ nữ vì một xã hội công bằng hơn”. Đây là một dự án lớn mà Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với UNESCO tổ chức.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác