(VOV5) - Kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái.
Ngày 16 tháng 11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức “Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023: Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Kinh tế tuần hoàn”.
Sự kiện có sự tham gia của Lãnh đạo Chính phủ, Trưởng đại diện các đối tác phát triển, Đại sứ, đại diện các doanh nghiệp lớn,các tổ chức phi chính phủ (NGO), các trường đại học, Viện nghiên cứu và các chuyên gia đầu ngành về kinh tế tuần hoàn (KTTH). |
Trong thời gian qua, vấn đề môi trường, khí hậu luôn được đặt ở vị trí ưu tiên cao nhất trong chương trình Nghị sự, kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái.
Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh vai trò của Kinh tế tuần hoàn trong định hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam. Trong đó, Văn kiện Đại hội Đại toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, đã khẳng định “phát triển kinh tế xanh, ít chất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, các-bon thấp; khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất.
Thứ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân. Ảnh UNDP |
“Tôi mong muốn Diễn đàn là cơ hội tốt để Bộ Tài nguyên và môi trường nhận được những chia sẻ gợi ý để chúng tôi nhận được những chia sẻ, gợi ý đóng góp của các chuyên gia để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện một cách tốt nhất, phù hợp nhất trình Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia thực hiện KTTH ở VN. Kinh tế tuần hoàn chỉ có thể thực hiện khi có sự vào cuộc của tất cả các cấp ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế là rất quan trọng và quý giá để đẩy chuyển sang KTTH, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang biến động khôn lường”. Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nói.
Diễn đàn đã được lắng nghe các báo cáo tham luận rất sâu sắc, tâm huyết của đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Ellen MacArthurFoundation, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Tập đoàn SCG, Tập đoàn đoànUnilever, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank).
Tại Diễn đàn, các đối tác trong nước và quốc tế thảo luận về Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH và lộ trình triển khai. Diễn đàn là cơ hội để trao đổi và thảo luận về cách tiếp cận phù hợp và cơ chế tài chính để thúc đẩy KTTH tại các ngành, lĩnh vực từ cấp trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm môi trường. Ở góc độ sản xuất, ông Dominic Scrive Obe, Chủ tịch Quỹ Dragon Capital nhấn mạnh đến 3 yếu tố cần thiết mà mỗi doanh nghiệp cần có trong thực hiện chuyển đổi KTTH, đặc biệt là việc thực hành chiến lược ESG (môi trường, xã hội và quản trị): “Dưới góc độ tài chính. Tại mỗi doanh nghiệp cần có thông điệp về giảm sử dụng, tái sử dụng, tái chế…Đó là thông điệp hiệu quả trong mỗi mặt hoạt động của chúng ta. Để làm được điều đó cần có phải có nhận thức, phải có quy định được luật hóa và phải có vai trò của thị trường. Ba yếu tố đó tôi cho là cực kỳ cần thiết”.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu. Ảnh UNDP |
Phát biểu tại phiên họp toàn thể Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định để thúc đẩy phát triển KTTH tại Việt Nam trong thời gian tới, cần phải có một kế hoạch rõ ràng, các mục tiêu cụ thể và có sự đồng thuận lớn của toàn xã hội; đồng thời, cần phải có một hành lang pháp lý cho việc hình thành, phát triển các mô hình KTTH gắn với trách nhiệm của các thành phần trong nền kinh tế. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, doanh nghiệp là động lực trung tâm, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện. Những chính sách cụ thể sẽ là bệ đỡ, bệ phóng cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp thực hành kinh doanh tuần hoàn một cách hiệu quả nhất.
Buổi chiều, Diễn đàn tiếp tục với 3 phiên thảo luận tập trung vào các nội dung: về lộ trình triển khai KTTH, phương pháp tiếp cận ESG và cơ chế tài chính cho KTTH..