Đổi thay Cồn Cỏ: Người dân bám đảo, làm giàu từ biển

(VOV5) - “Phát triển du lịch một trong những kết quả rất lớn mà đảng bộ, chính quyền, quân và dân Cồn Cỏ đã tiếp tục phát huy những kết quả của các thế hệ.

Gần 20 năm qua kể từ khi huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được thành lập, rất nhiều thanh niên từ đất liền tình nguyện ra đảo lập nghiệp, phát triển kinh tế nay đã có cuộc sống ổn định. Đảo Cồn Cỏ đang dần thay đổi, nhiều người tiếp tục bám đảo, làm giàu từ biển và tham gia bảo vệ vững chắc đảo tiền tiêu của Tổ quốc.  

 Nghe âm thanh bài viết tại đây: 

Những ngày Tết, bà Trần Thị Quyệt ở khu dân cư làng Thanh Niên, huyện đảo Cồn Cỏ vào đất liền đón xuân mới cùng gia đình ở thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Bà Trần Thị Quyệt từng là một trong những thanh niên xung phong tình nguyện ra đảo Cồn Cỏ lập nghiệp. Những ngày đầu xa đất liền, cô gái Trần Thị Quyệt được huyện đảo Cồn Cỏ cho mượn căn nhà 40m2 để ở và đi làm công nhân môi trường. Sau gần 20 năm gắn bó với đảo, đến nay kinh tế gia đình bà Quyệt đã ổn định. Nơi đảo xa chưa có trường cấp 2 nên bà Quyệt đưa con vào học lớp 9 trong đất liền.

Đổi thay Cồn Cỏ: Người dân bám đảo, làm giàu từ biển - ảnh 1Cồn Cỏ được định hướng phát triển thành huyện đảo du lịch kết hợp với an ninh quốc phòng. Ảnh HD

Bà Trần Thị Quyệt tâm sự:Ở đâu có điều kiện thì mình cứ ở đã, giống như mấy hộ kinh doanh, huyện cũng tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế. Ra đây sống thì cũng nhờ anh em và các đơn vị trên đảo giúp đỡ nhiều. Bây giờ quen rồi cũng không nhớ nhà nữa vì đây giống như nhà mình.”

Năm 2018, anh Võ Văn Sáng, ở thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đưa cả gia đình ra đảo Cồn Cỏ lập nghiệp. Vốn có nhiều kinh nghiệm về đánh bắt thủy sản nên khi ra đảo, anh Sáng đã biết cách làm giàu cho gia đình mình. Hàng ngày, anh Sáng cho tàu ra biển đánh bắt hải sản. Những hôm thời tiết êm thuận, anh kiếm được từ 4-5 triệu đồng. Gắn bó với nghề biển, gia đình anh đã xây dựng được căn nhà kiên cố.

Đổi thay Cồn Cỏ: Người dân bám đảo, làm giàu từ biển - ảnh 2Tàu thuyền khai thác hải sản quanh khu vực đảo Cồn Cỏ

Anh Võ Văn Sáng cho biết, đời sống của người dân di cư ra đảo hiện nay đã ổn định: “5 năm trước đây khó khăn nhưng bây giờ cơ sở hạ tầng dần được thay đổi, đường sá, cơ sở vật chất khang trang tiện lợi cho người dân hơn. Được sự quan tâm của huyện cũng muốn đóng góp chút sức lực bé nhỏ của mình để xây dựng huyện đảo ngày một tươi đẹp hơn. Hơn nữa mình cũng theo nghề biển, ra đây điều kiện làm ăn dễ trong bờ.”

 Bây giờ đến thăm đảo Cồn Cỏ, du khách được đưa lên xe điện chở đến một chân đồi, đi bộ theo các bậc thang để đến cột cờ làm lễ rồi thăm phòng truyền thống, thăm ngọn hải đăng và một số di tích như chòi Thái Văn A, hầm Quân Y. Từ đây, du khách có thể thưởng ngoạn thảm rừng tự nhiên xanh ngát ở đảo Cồn Cỏ…

Đổi thay Cồn Cỏ: Người dân bám đảo, làm giàu từ biển - ảnh 3Huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.

Anh Hồ Hưng, một trong những người dân từ đất liền ra đảo lập nghiệp đã mạnh dạn đầu tư hơn 700 triệu đồng xây dựng homestay gồm 4 phòng ngủ và nhà hàng, 2 xe điện ở làng Thanh Niên, đảo Cồn Cỏ để phục vụ du khách. Anh Hưng khoe rằng, đảo Cồn Cỏ hiện là điểm đến hấp dẫn đối với du khách gần xa:

“Khách du lịch tham quan đông, thấy không có ch

Đổi thay Cồn Cỏ: Người dân bám đảo, làm giàu từ biển - ảnh 4Xe điện phục vụ du khách tham quan đảo Cồn Cỏ

ỗ ăn và đang còn ít nên quyết định xây là dịch vụ ăn uống. Homestay của tôi có 4 phòng nghỉ được tầm 20 người, 4 người một phòng 500 ngàn đồng/đêm. Thời cao điểm, một tuần khoảng 100 người đến lưu trú. Nhiều du khách khi ra đảo thấy không khí thỏa mái, đồ ăn tại đảo và đồ tươi. Mong muốn chính quyền giúp đỡ đưa thêm nguồn khách đến đây.”

Trên đảo Cồn Cỏ hiện có 22 hộ với 86 nhân khẩu, người dân sống bằng nghề đánh bắt hải sản, làm du lịch và dịch vụ. Năm 2022, huyện đảo Cồn Cỏ đón hơn 8.000 lượt khách đến tham quan, du lịch, chủ yếu vào mùa hè. Huyện đảo Cồn Cỏ đang lập kế hoạch kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, tàu vận tải để phục vụ du lịch. Huyện đảo Cồn Cỏ xác định, phát triển du lịch là một trong những thế mạnh của địa phương.

Ông Phạm Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị cho biết, đến nay, mạng lưới điện, điện thoại di động và internet đã ổn định nên huyện đảo từng bước chuyển đổi số, góp phần quảng bá du lịch, phát triển kinh tế xã hội trên đảo: “Phát triển du lịch một trong những kết quả rất lớn mà đảng bộ, chính quyền, quân và dân Cồn Cỏ đã tiếp tục phát huy những kết quả của các thế hệ. Việc đầu tư và phát triển du lịch, chúng tôi cũng hết sức quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Bây giờ huyện đảo thực hiện rất nghiêm túc phong trào không sử dụng vật liệu không thân thiện với môi trường và trong đó là có túi ni lông để xây dựng đảo Cồn Cỏ trở thành đảo du lịch an toàn, thân thiện với môi trường.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác