(VOV5) - Không chỉ trong tháng năm này mà hoạt động nhân đạo cần phải được kết nối và lan tỏa vào mọi thời điểm cũng như trên toàn cầu.
Với chủ đề: “Kết nối, sẻ chia và lan tỏa”, Tháng nhân đạo 2019 được phát động với nhiều chương trình, hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, hướng tới những người có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó, kết nối và nhân lên những tấm lòng nhân ái được xã hội ghi nhận.
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Hơn 25 năm gắn bó cùng với trẻ em khuyết tật, cô giáo Phan Thị Sen, ở Trung tâm phục hồi chức năng giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Khánh Hòa luôn tâm niệm: phải giúp được các em lớn lên, hòa nhập cộng đồng, học tập và có việc làm, cuộc sống ổn định. Niềm tin của những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt đối với người đã chắp cánh cho mình chính là động lực quý giá để cô giáo Phan Thị Sen vượt mọi khó khăn đi cùng các em qua những chặng đường dài. Cô Phan Thị Sen chia sẻ: “Xét cho cùng bản thân các em khó khăn, gia đình các em khó khăn. Sự đón nhận của xã hội thì những năm gần đây có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các tổ chức, cá nhân những đầu ra cho lao động khuyết tật vẫn là trở ngại. Giao tiếp trong cộng đồng của trẻ em khiếm thính vẫn là rào cản nên các em vẫn gặp khó khăn trong cuộc sống. Đó là trăn trở của tôi trong công việc của mình để tuyên truyền và đưa tới hướng cho cộng đồng vì trẻ em khuyết tật, để các em có cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Cô Phan Thị Sen chăm sóc trẻ khuyết tật. Ảnh: báo Người lao động |
Tấm lòng nhân ái của cô Phan Thị Sen cũng như của rất nhiều những tập thể, cá nhân qua các hoạt động nhân đạo đang hàng ngày, hàng giờ giúp cho biết bao mảnh đời khó khăn,hoạn nạn. Với tinh thần tương thân tương ái, các hoạt động nhân đạo, tình nguyện đã giúp cho những người nghèo có cuộc sống tốt hơn, giúp cho những người bệnh có điều kiện chữa trị và được sống từ chính những giọt máu sẻ chia và lan tỏa yêu thương. Đó cũng chính là tinh thần nhân đạo được khơi dậy và lan tỏa sức mạnh trong cộng đồng. Chị Phan Thanh Tâm, cán bộ của thành đoàn Hà Nội nói về hoạt động hiến máu tình nguyện mà chị đã tham gia nhiều năm nay cũng như tuyên truyền để người thân tham gia:“ Khi ngày xưa tôi chưa lấy chồng thì người yêu tôi lúc đó cũng là đoàn viên thanh niên cũng tham gia hiến máu tình nguyện. Bây giờ đúng dịp cả hai vợ chồng, em gái và bản thân gia đình tôi và gia đình chồng tôi đều tham gia hiến máu tình nguyện”.
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam TP Trần Trường Sơn tiếp nhận bảng tượng trưng các đơn vị hưởng ứng tham gia “Tháng nhân đạo” năm 2019. - Ảnh: thanhuytphcm.vn |
Hàng năm, thông qua các đợt phát động đóng góp vào các nguồn quỹ vì người nghèo, quỹ cứu trợ, các tập thể, cá nhân đã đóng góp công sức, vật dụng, tiền của để xây nên những mái ấm tình thương, nhà tình nghĩa cho người nghèo. Từ trong thiên tai, bão lụt, hạn hán..… đã xuất hiện những tấm lòng biết sẻ chia, hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng. Mỗi người khi tình nguyện tham gia vào các hoạt động từ thiện chính bởi nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp đỡ cho người khác. Anh Hoàng Trung Đức, Phó Chủ tịch Cộng đồng tình nguyện Việt Nam cho rằng:“Tình nguyện như cái gì đó thiêng liêng. Mỗi người trẻ mỗi người hãy cố gắng làm tất cả những gì có thể. Cuộc sống không chỉ là những giá trị vật chất mà còn là giá trị tinh thần, giá trị nhân đạo. Việc mình nhân đạo giúp đỡ người khác đối với mình là việc nhỏ, nhưng với người khác là lớn lao, có thể thay đổi cuộc đời 1 con người. Tình nguyện là điều gì rất thiêng liêng. Hãy cố gắng tham gia khi còn có thể, cố gắng cống hiến vì cộng đồng”.
Nụ cười tình nguyện viên.- Ảnh: laodongthudo.vn |
Không chỉ trong tháng năm này mà hoạt động nhân đạo cần phải được kết nối và lan tỏa vào mọi thời điểm cũng như trên toàn cầu. Sự đóng góp cũng ngày một rộng lớn hơn không chỉ qua những đợt phát động ở trong nước mà còn ở nước ngoài với sự tham gia của những người con sống xa Tổ quốc. Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM nói về hoạt động này của thành phố như sau:“ Với Mặt trận tổ quốc thành phố thì có quỹ vì người nghèo. Còn quỹ cứu trợ thành phố thì khi có sự cố thiên tai mới kêu gọi. Tuy nhiên, đồng bào ở nước ngoài và kiều bào về trong nước khi có sự phát động thì họ đều đóng góp rất mạnh mẽ, không chỉ vật chất mà cả tinh thần. Đấy là nhiệm vụ của từng người Việt Nam không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài”.
Lần đầu tiên được tổ chức trên quy mô toàn quốc, tháng nhân đạo 2019 muốn gửi gắm thông điệp kêu gọi cộng đồng xã hội, mỗi người Việt ở trong nước và nước ngoài chung tay đóng góp vào các hoạt động nhân đạo. Khi mỗi tấm lòng nhân ái được nhân lên chính là lúc tinh thần nhân đạo, tình yêu thương được lan tỏa mạnh mẽ: Có những cái phải xem lại phiên giải lại giá trị. Vì mọi người chỉ có từng đó thời gian nhưng trách nhiệm đổ vào phụ nữ. Nếu phụ nữ không làm tròn thì họ bị đổ lỗi. Nên chúng tôi mong muốn truyền thông vào cuộc và các cơ quan nghiên cứu sẽ đồng hành với truyền thông.
Thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống được phụ nữ gìn giữ và phát huy. Trong xã hội hiện đại, những giá trị này không bị mất đi mà thêm vào đó, phụ nữ ngày càng đẹp với những cống hiến cho xã hội. Và những ngày lễ dành cho phái đẹp như Ngày của mẹ là dịp để mỗi gia đình và xã hội dành tình cảm, tôn vinh và tri ân công lao đóng góp của họ.