(VOV5) - Những năm qua, hệ thống pháp luật và khung chính sách để thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện.
Đổi mới sáng tạo nói chung, hay khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng, là một trong những nhân tố chủ đạo, tạo nên sự phát triển bền vững của một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, từ chủ trương của Đảng và nhà nước, các cơ quan Bộ, ngành đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, từ đó thúc đẩy thanh niên thực hiện các dự án khởi nghiệp, dần hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp rộng khắp trong và ngoài nước. Đây chính là những trái ngọt đầu tiên trong hành trình đưa Việt Nam thành “ vùng đất sáng tạo” như Báo cáo về Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam do Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP xây dựng trong năm 2022.
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Trên vùng đất đặc biệt khó khăn của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, anh Bùi Văn Hoàng, một cử nhân công nghệ, đã lựa chọn ở lại quê hương khởi nghiệp từ cây cà gai leo. Anh Hoàng thành lập Hợp tác xã dịch vụ sản xuất chế biến nông lâm nghiệp Hợp Hòa sản xuất trà túi lọc cà gai leo và được Hội doanh nhân trẻ Tuyên Quang hỗ trợ tiếp cận vốn. Khởi nghiệp năm 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, anh Hoàng đã áp dụng tất cả những cơ hội được hỗ trợ, đào tạo nâng cao năng lực quản lý và tận dụng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm. Hiện, sản phẩm trà túi lọc cà gai leo Hợp Hòa đã đạt chuẩn OCOP 4 sao của Việt Nam.
Giám đốc Nguyễn Hồng Huy giới thiệu về sản phẩm sô-cô-la do mình tạo ra với các
bạn trẻ tại một ngày hội khởi nghiệp. Ảnh: Báo Nhân dân |
“Tôi đã áp dụng công nghệ số trong quy trình sản xuất và bán hàng của mình, áp dụng kênh bán hàng thương mại điện tử, như: shoppee, tiki, ticktock, facebook. Tuy nhiên, việc tiếp cận của chúng tôi còn hạn chế, tự tìm tòi, thực hiện truyền thống”.
Cũng khởi nghiệp từ địa phương, anh Nguyễn Hồng Huy, chọn cây ca cao, một sản vật của Tiền Giang, sản xuất thành sôcôla thượng hạng. Anh hiện là Giám đốc điều hành và sáng lập Công ty TNHH Socola Hallelu: “Kinh tế bị ảnh hưởng do Covid-19 nhưng chúng tôi vẫn sống được với nghề. Các sản phẩm xuất khẩu qua châu Âu cũng tiêu thụ nhiều. Chúng tôi sẽ mở rộng sản xuất để phân phối nhiều hơn tại châu Âu và Nhật Bản. Hiện công ty được hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo, đặc biệt là Hội Liên hiệp thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ về vốn, nhưng với kinh phí còn hạn hẹp. Tôi mong muốn có chính sách hỗ trợ cho các ngành đặc thù như chúng tôi để mở rộng nhà máy, quy trình sản xuất”.
Những năm qua, hệ thống pháp luật và khung chính sách để thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Một trong những nguồn vốn vay đầu tiên mà phần lớn các thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp cận là từ nguồn của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam. Bên cạnh đó là nhiều chương trình đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp cho thanh niên. Anh Vũ Huy Dương, Phó Ban Đoàn kết và tập hợp thanh niên, Trung ương Đoàn cho biết:
“Tháng 7 vừa qua, Trung ương Đoàn cũng đã tham mưu cho Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2022-2030. Đây là tin vui cho cộng đồng khởi nghiệp. trong đó có bốn nhóm giải pháp hỗ trợ, các tỉnh thành đoàn, UBND các tỉnh thực hiện chương trình để hỗ trợ cho cộng đồng thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Chúng tôi có niềm tin vào sự sáng tạo của thanh niên Việt Nam và sự quyết tâm của các bạn tạo hệ sinh thái khởi nghiệp thực sự rực rỡ”.
Năm 2022, Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam có mức đầu tư trị giá 2 tỷ USD, giữ vững phong độ của một “ngôi sao đang lên” về khởi nghiệp trong số các nước Đông Nam Á. Anh Vũ Huy Dương, Phó Ban Đoàn kết và tập hợp thanh niên, Trung ương Đoàn cho biết:
“Tháng 7 vừa qua, Trung ương Đoàn cũng đã tham mưu cho Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2022-2030. Đây là tin vui cho cộng đồng khởi nghiệp. trong đó có bốn nhóm giải pháp hỗ trợ, các tỉnh thành đoàn, UBND các tỉnh thực hiện chương trình để hỗ trợ cho cộng đồng thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Chúng tôi có niềm tin vào sự sáng tạo của thanh niên Việt Nam và sự quyết tâm của các bạn tạo hệ sinh thái khởi nghiệp thực sự rực rỡ”.
Anh Nguyễn Phúc Bình, nguyên Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại
Australia. Ảnh: nld.com.vn |
Năm 2022, Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam có mức đầu tư trị giá 2 tỷ USD, giữ vững phong độ của một “ngôi sao đang lên” về khởi nghiệp trong số các nước Đông Nam Á.
Hệ sinh thái khởi nghiệp không chỉ được hình thành bền vững tại Việt Nam mà còn phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại Australia, nơi có lượng lớn học sinh, sinh viên, thanh niên Việt Nam đến học tập và lập nghiệp. Anh Nguyễn Phúc Bình, nguyên Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Australia, thông tin về điều này trong cuộc trao đổi với phóng viên Đài TNVN.
PV: Là người gắn bó rất mật thiết với các hoạt động của thanh niên, sinh viên tại địa bàn, xin anh chia sẻ rõ hơn về hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo của học sinh, sinh viên, thanh niên Việt Nam tại Australia.
Ở Australia có hai trung tâm lớn là Sydney và Melbourn. Hai trung tâm này thu hút khoảng hơn 80% thanh niên, sinh viên Việt Nam theo học. Ở hai nơi này, phong trào về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cực kỳ rầm rộ. Ví dụ, tại Techfest Vietnam 2021 (Cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2021), Quán quân là một bạn cựu du học sinh tại Australia. Và những năm gần đây, những cái tên liên quan đến du học sinh Australia khởi nghiệp thành công cũng khá nhiều. Ví dụ như là Harrison AI, Helo Clever….
PV: Vậy thì Hội Sinh viên Việt Nam đã có sự khuyến khích, hỗ trợ như thế nào cho hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của sinh viên Việt Nam tại đây?
Tiếp nối những chương trình, ý tưởng cũng như các phong trào trong nước thì Hội sinh viên Việt Nam tại Australia cũng mang tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo từ trong nước sang Australia. Hội sinh viên cấp bang Sydney và Melbourn thường xuyên tổ chức các cuộc thi như Hacker Kid, Startup Talent, các cuộc gặp gỡ kết nối chuyên gia, những người đi trước, những hội thảo chuyên về kinh doanh, khởi nghiệp. Qua đó, các bạn trẻ có được cái nhìn về bức tranh làm doanh nghiệp nói chung, làm startup nói riêng nó khó khăn như thế nào, thách thức như thế nào. Các chương trình hỗ trợ này diễn ra đều đặn, hằng năm, tạo động lực cho các bạn trẻ.
Bên cạnh Hội sinh viên thì còn có mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam – Australia là nơi tạo sân chơi cho các bạn tham gia các cuộc thi, kết nối tổ chức những hội thảo, diễn đàn để kết nối các bạn với các nhà đầu tư trong nước. Cùng với đó còn có những tổ chức chuyên khuyến khích, khởi động các hoạt động đổi mới sáng tạo như là Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, Đề án 844 của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp khác, ở cả TP HCM và Hà Nội. Hoạt động của các tổ chức này tạo động lực để phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của thanh niên, sinh viên người Việt tại Australia sôi nổi, khí thế.
PV: Anh đánh giá như thế nào về tiềm năng sáng tạo, đổi mới sáng tạo trong thanh niên, sinh viên Việt Nam giai đoạn hiện nay?
Giai đoạn hiện tại, có thể thấy rằng các bạn trẻ đang hừng hực khí thế. Chúng ta đi ra đường, ở đâu cũng nghe về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là trong giới trẻ. Điều này có nghĩa là định hướng của cơ quan chức năng, của Nhà nước Việt Nam đã làm đúng, đã tạo cho các bạn trẻ niềm tin, động lực và khí thế. Thanh niên, sinh viên Việt Nam dù ở đâu, trong hay ngoài nước, các bạn đều có tinh thần kinh doanh, tinh thần khởi nghiệp. Đó là điều rất cốt lõi. Tiềm năng đổi mới sáng tạo của Việt Nam là rất lớn.
PV: Xin cám ơn anh đã trả lời phỏng vấn.