Bồi đắp trí tuệ Việt để Việt Nam cất cánh

(VOV5) - Việt Nam phải dựa vào tri thức, khoa học công nghệ, và đặc biệt là đổi mới sáng tạo.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam đặt ra mục tiêu phát triển của Việt Nam là:“Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao”. Đây là khát vọng , là mục tiêu để cả dân tộc vươn lên.Trên con đường đi tới đích, Việt Nam đã và đang tập trung khai thác trí tuệ, nguồn tài nguyên dồi dào để Việt Nam cất cánh.

Trong 20 năm trở lại đây, thực tế đã chứng minh đổi mới sáng tạo có vai trò động lực quan trọng đối với tăng năng suất, hiệu quả, tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia trong dài hạn. Vì lẽ này, đổi mới sáng tạo đã trở thành “chìa khóa thành công” và một trong những “lợi khí” quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo nguồn nhân lực trí thức Việt Nam

Để thực hiện mục tiêu, khát vọng trên Việt Nam phải dựa vào tri thức, khoa học công nghệ, và đặc biệt là đổi mới sáng tạo. Đây là yếu tố nội sinh quan trọng của tăng trưởng. Chính công nghệ mới cùng với nguồn nhân lực trí thức trẻ phù hợp (có khả năng sử dụng, kiểm soát và sáng tạo công nghệ mới) là yếu tố quyết định cho tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để Việt Nam đột phá trong phát triển, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Bồi đắp trí tuệ Việt để Việt Nam cất cánh - ảnh 1Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: MPI.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: “Nghị quyết cuả Bộ Chính trị đã xác định phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo lấy Doanh nghiệp là trung tâm, trường đại học là chủ thể nghiên cứu ngành. Thực hiện chủ trương đó, Bộ  Kế hoạch và Đầu tư đã và đang không ngừng lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo trong mọi hoạt động của nhân dân, doanh nghiệp, coi trọng doanh nhân sáng tạo trong nghiên cứu, sản xuất thúc đẩy sự liên kết hợp tác từ thực tiễn doanh nghiệp với các Viện nghiên cứu, trường học, đồng thời khơi dậy khát vọng cống hiến và không ngừng đổi mới sáng tạo trong nhân dân, doanh nghiệp, đặc biệt của thanh niên và tuổi trẻ Việt Nam.”

Trí tuệ người Việt là sức mạnh và là tài nguyên vô giá để Việt Nam phát triển

Trong 1 năm qua, bất chấp sự khó khăn của nền kinh tế thế giới, hơn 13.000 doanh nghiệp Công nghệ số được thành lập mới, tương đương mức tăng gần 30% của giai đoạn suốt 30 năm trở về trước.

Chỉ riêng ngành Công nghệ thông tin đã sử dụng hơn 1 triệu lao động, đóng góp hơn 14% GDP và gần 40 % tỷ trọng xuất khẩu của cả nước. Việt Nam là 1 trong số ít nước trên thế giới tự làm chủ công nghệ, sản xuất thành công thiết bị hạ tầng 5G, làm chủ được 90% hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng đưa Việt Nam gần hơn với các cường quốc về trình độ an ninh mạng với nhiều sản phẩm công nghệ cao được xuất khẩu tới Hoa Kỳ, như camera an ninh IA của BKaV cho nhà sản xuất chip… sự lớn mạnh của các doanh nghiệp công nghệ số cũng có thể nhìn thấy ở quá trình thiết lập trạng thái bình thường mới của cuộc chiến chống COVID-19 với gần 40 nền tảng chuyển đổi số đã ra đời phục vụ không chỉ cho chống dịch mà còn cả quá trình phát triển kinh tế xã hội như NCoV, data Group hay như ứng dụng Bluezone…

Đó là những kết qủa chuyển đổi công nghệ của người Việt Nam nó cho thấy sự vào cuộc khá nhanh của các doanh nghiệp Việt. Dù khó khăn nhưng Việt Nam vẫn đứng trong nhóm 6 nước phát triển công nghệ trên thế giới về nền tảng 5G với kỹ thuật mới công nghệ mới. .. Qua đó thêm một lần nữa chứng minh rằng trí tuệ người Việt mới là sức mạnh và là tài nguyên vô giá, là nguồn lực vô tận để Việt Nam phát triển.

Bồi đắp trí tuệ Việt để Việt Nam cất cánh - ảnh 2Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Thái Hà Books. - Arnh: nhadautu.vn

Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Thái Hà Books, cho biết: “Việt Nam phải coi đây là cơ hội duy nhất vì Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 1,2,3 chúng ta đã chậm so với thế giới 2-3 chục năm rồi thì CMCN lần thứ 4, về chuyển đổi số là cơ hội duy nhất lịch sử không lặp lại nữa để Việt Nam sánh vai với các cường quốc. Ví dụ tiêu biểu là tập đoàn Viettel của Việt Nam là đơn vị thứ 6 trên thế giới đưa được 5G vào hoạt động… Tức là Việt Nam đã tiên phong khi có 1 trong 6 doanh nghiệp đó. Chính vì vậy đây là chuyến tàu cơ hội cho Việt Nam, cơ hội để tri thức Việt Nam cống hiến những ý tưởng sáng tạo. Chính phủ và các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Thông tin và truyền thông cùng doanh nghiệp Việt Nam đã vào cuộc để Việt Nam đi kịp chuyến tàu này.”

Từ cuộc CMCN thứ 4 này Việt Nam đã bước đầu gặt hái được những kết quả. Trong đó, yếu tố them chốt là Chính phủ đã nhận ra sự chuyển đổi số là cơ hội ngàn vàng.  Ngay những ngày đầu năm, Chính phủ cũng như các bộ ngành tạo mọi điều kiện để các tầng lớp nhân dân Việt Nam tham gia vào cuộc CMCN.0. Chính phủ và các doanh nghiệp xây dựng được một sân chơi lành mạnh, bình đẳng cho mọi người cùng tham gia, nhất là đội ngũ tri thức trẻ Việt Nam… Qua đó đã khuyến khích động viên các tầng lớp nhân dân tận dụng, phát huy xu hướng của cuộc CMCN 4.0, nghiên cứu sáng tạo các sản phẩm có tính ứng dụng cao, thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng và năng lực cạnh tranh, góp phần thiết thực vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt tận dụng nguồn nhân lực trẻ Việt Nam tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu các đề tài khoa học, giải pháp công nghệ trong các ngành, lĩnh vực then chốt như tài nguyên môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao.
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác