Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

(VOV5) - Đây cũng là một trong những nỗ lực của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhằm tăng cường và hoàn thiện các chính sách về BHXH cho người lao động.

Ngày 07/07/2021, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông tư có hiệu lực vào ngày 01/09/2021.

Nghe âm thanh chi tiết tại đây:

Văn phòng Luật sư Nguyễn Hưng Quang và cộng sự.

Nhà B23, Khu Biệt thự Trung Hoà – Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: (84)02435376939. Fax: (84)02435376941

Website: www.nhquang.com

Thông tư 06 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định hướng dẫn chi tiết mà pháp luật hiện hành còn chưa khả thi trong các chế độ BHXH bắt. Thông tư đã giúp đảm bảo cho các quyền lợi của người lao động trong quá trình tham gia BHXH bắt buộc. Đây cũng là một trong những nỗ lực của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhằm tăng cường và hoàn thiện các chính sách về BHXH cho người lao động Việt Nam. Sau đây là một số nội dung nổi bật liên quan đến quyền lợi của người lao động:

Thứ nhất, Thông tư 06 đã bổ sung thêm các khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc bao gồm: "Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động", bên cạnh các khoản thu nhập không tính đóng BHXH như khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Ngoài ra, tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.... Đây cũng là các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc.

Thứ hai, quy định về việc tính thời gian trong trường hợp nghỉ phép năm trùng với thời gian nghỉ thai sản. Thông tư 06 đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc tính thời gian nghỉ chế độ thai sản khi trùng với thời gian NLĐ đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động. Theo đó:

·        Thời gian trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng chế độ thai sản;

·        Thời gian nghỉ việc ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ thai sản.

Thứ ba, quy định rõ trường hợp hưởng trợ cấp một lần khi sinh con với lao động nam theo Luật BHXH. Theo đó, Thông tư 06 đã bổ sung quy định:

Trường hợp người mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đã đóng BHXH đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con thì người cha được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con là 02 tháng lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Thứ tư, quy định mức hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ không trọn tháng. Thông tư 06 đã sửa đổi, bổ sung cách tính hưởng chế độ ốm đau mà cần chữa bệnh dài ngày của những ngày nghỉ lẻ không trọn tháng theo công thức như sau:

Mức hưởng = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/ 24 ngày x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.

Theo đó, đối với việc người lao động nghỉ ốm đau có ngày lẻ không trọn tháng thì người lao động sẽ được hưởng theo mức theo tỷ lệ tương ứng với số ngày lẻ đó và tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng.

Ngoài những vấn đề trên, Thông tư 06 cũng sửa đổi, bổ sung về mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản. Theo đó, nếu người tham gia đóng BHXH mà bị ốm đau, tai nạn nhưng không phải tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau, và người này nghỉ việc từ 14 ngày trở lên trong tháng thì sẽ được hưởng một khoản tiền trên mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trong trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Phản hồi

Các tin/bài khác