Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7

(VOV5) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định việc xây dựng thể chế pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước pháp quyền XHCN.

Sáng 5/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật.

Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 - ảnh 1 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp Chính phủ về chuyên đề xây dựng pháp luật. Ảnh:Báo quốc tế

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ về những thiệt hại, mất mát của người dân các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bãi WIPHA. Thủ tướng cho rằng tuy bão WIPHA không lớn nhưng đã gây mưa lũ rất lớn ở miền Bắc, đặc biệt là cơn lũ dữ ở Thanh Hóa và tình trạng sạt lở nghiêm trọng đê biển Tây ở Cà Mau. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị công việc ưu tiên hàng đầu hiện nay là tích cực giải quyết việc ổn định cuộc sống cho nhân dân:Tôi xin thay mặt Chính phủ chia sẻ sự mất mát về người và tải sản do mưa lũ gây ra tại gây ra tại tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Cà Mau trong hai ngày vừa qua. Chính phủ đang tiếp tục chỉ đạo khắc phục tốt nhất, các địa phương và các đơn vị liên quan, đặc biệt là các lực lượng vũ trang vàcác lực lượng có liên quan, khắc phục hậu quả bão lũ.

Cũng tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định việc xây dựng thể chế pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước pháp quyền XHCN.

Cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các đại biểu cho biết hiện nay còn xảy ra tình trạng thiếu đồng bộ giữa các luật; tình trạng chồng chéo giữa các đạo luật với nhau, giữa luật chung với luật chuyên ngành, giữa các văn bản hướng dẫn của luật này với văn bản hướng dẫn của luật khác. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết:  Về nguyên tắc thì luật ban hành sau ưu tiên so với luật ban hành trước nhưng trên thực tế bộ ngành nào khi giải quyết công việc cũng thường viện dẫn luật của bộ, ngành mình; việc xử lý của các cơ quan thanh tra, kiểm tra cũng thường thiếu nhất quán nên hiện tượng né tránh, lo an toàn cho mình và đẩy khó khăn cho phía người dân và doanh nghiệp.

Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp; Dự án Luật thanh niên (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp và một số dự án Luật khác.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác