Thay đổi cách tiếp cận nhiệm vụ lập pháp theo xu hướng cách mạng 4.0

(VOV5) - Chính phủ cũng đề xuất Quốc hội thông qua kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu đến ngày 31/12/2023.

Ngày 24/5, các đại biểu tham dự kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV làm việc tại hội trường, nghe một số Báo cáo, Tờ trình của Chính phủ, trong đó có Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Tờ trình về việc việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết này; Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022;  Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa 

Thay đổi cách tiếp cận nhiệm vụ lập pháp theo xu hướng cách mạng 4.0 - ảnh 1Chính phủ cũng đề xuất Quốc hội thông qua kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu đến ngày 31/12/2023.

Thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, một số đại biểu Quốc hội cho rằng nhiệm vụ lập pháp cần phải thay đổi cách tiếp cận, nhất là trước các xu hướng của cách mạng 4.0, xu hướng vận động của các vấn đề an ninh phi truyền thống. Có vậy lập pháp mới bắt nhịp một cách chủ động, tích cực với cuộc sống.

Cũng liên quan đến lĩnh vực này, Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đến khi có chủ trương, định hướng, chỉ đạo của Trung ương về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai.

Chính phủ cũng đề xuất Quốc hội thông qua kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu đến ngày 31/12/2023.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác