Việc xây dựng thể chế phải lấy thực tiễn làm thước đo

(VOV5) - Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã bắt tay ngay, tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về thể chế.
Việc xây dựng thể chế phải lấy thực tiễn làm thước đo - ảnh 1Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp - Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật diễn ra sáng 4/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung hơn nữa cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, cần điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; góp phần phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã bắt tay tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về thể chế. Thủ tướng nhấn mạnh, đây là cuộc họp chuyên đề thứ ba về xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến tâm huyết trách nhiệm, các bộ ngành đã nỗ lực, quyết tâm, tập trung lãnh đạo chỉ đạo, tập trung nguồn lực, thời gian, công sức, tích cực chuẩn bị, trình các dự án luật bảo đảm tiến độ, chất lượng. Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh người đứng đầu các cơ quan đơn vị phải đầu tư hơn nữa cho công tác xây dựng thể chế. Thủ tướng yêu cầu, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật phải chú ý đến các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, cần điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; góp phần phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. 

Thủ tướng nhấn mạnh: "Việc xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Trong quá trình xây dựng pháp luật, nếu thấy vấn đề nào còn vướng mắc thì phải bổ sung để giải quyết; vấn đề gì mới phát sinh nổi lên thì tiếp tục cập nhật; những vấn đề, nội dung đã có nhưng lạc hậu với tình hình thì phải chỉnh sửa; việc xây dựng pháp luật phải huy động mọi nguồn lực vào phát triển. Pháp luật phải bao quát được tất cả các đối tượng mà luật điều chỉnh. Lưu ý phân cấp, phân quyền, đi đôi với kiểm tra, giám sát và phân bổ nguồn lực; giảm được thủ tục hành chính; cố gắng giảm các thủ tục hành chính, một việc một cơ quan giải quyết một lần, tránh rất nhiều cơ quan giải quyết và phải giải quyết nhiều lần".

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác