Dấu ấn đặc biệt từ lịch sử tới hiện tại trong quan hệ Việt Nam-Nagasaki

(VOV5) - Hợp tác giữa Việt Nam và Nagasaki có những dấu ấn đặc biệt, trở thành tài sản quí báu của hai bên

Việt Nam-Nhật Bản có mối quan hệ lâu đời, hiện đang phát triển tốt đẹp chưa từng có trên nhiều lĩnh vực. Ngoài hợp tác giữa chính phủ, nhân dân hai nước, hợp tác giữa Việt Nam và các địa phương Nhật Bản ngày càng đi vào thực chất, đóng góp cho sự phát triển chung.

Nhiều địa phương từ lịch sử cho đến hiện tại, có những gắn kết chặt chẽ với Việt Nam trong đó nổi bật là tỉnh Nagasaki. Hợp tác giữa Việt Nam và Nagasaki có những dấu ấn đặc biệt, trở thành tài sản quí báu của hai bên. Nhân dịp Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide chuẩn bị thăm chính thức Việt Nam, phóng viên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn ông Hirata Ken, Phó Thống đốc tỉnh Nagasaki)về quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.

Dấu ấn đặc biệt từ lịch sử tới hiện tại trong quan hệ Việt Nam-Nagasaki           - ảnh 1     Phó Thống đốc tỉnh Nagasaki - ông Hirata Ken.

 Nghe âm thanh Phỏng vấn tại đây: 

 PV: Xin Ngài Phó Thống đốc cho biết khái quát về lịch sử giao lưu giữa Việt Nam và Tỉnh Nagasaki?

Ôngng Hirata Ken: Đầu thế kỷ 17, Nhật Bản đã tiến hành giao thương với nước ngoài bằng thuyền có tên gọi là Châu Ấn, và cảng Na-ga-sa-ki (Nagasaki) là cảng duy nhất lúc bấy giờ được cho phép tham gia vào hoạt động giao thương này. Trong đó, một thương nhân của Na-ga-sa-ki (Nagasaki) là ông A-ra-ki-sô-ta-rô (Araki Sotaro) thông qua Châu Ấn thuyền đã tăng cường giao thương với nước An Nam (nay là Việt Nam), đóng góp vào phát triển quan hệ hai nước và tạo được sự tin tưởng từ Chúa Nguyễn. Với lý do đó, A-ra-ki-sô-ta-rô (Araki Sotaro) đã được Chúa Nguyễn gả con gái nuôi là Công chúa Ngọc Hoa làm vợ. Sau đó Công chúa Ngọc Hoa đã chuyển về Na-ga-sa-ki (Nagasaki), sinh sống cùng chồng và được người dân địa phương gọi với cái tên trìu mến là “Nàng a-ni-ô (Anio)”.

Hiện nay, hình ảnh Công chúa Ngọc Hoa hàng năm được tái hiện trong Lễ hội Na-ga-sa-ki-cưng-chi (Nagasaki Kunchi). Hơn thế nữa, mộ của Công chúa và Chồng mình là thương nhân A-ra-ki-sô-ta-rô (Araki Sotaro) được người dân địa phương gìn giữ, trở thành dấu ấn quan trọng cho quan hệ hai nước.

Nhằm tăng cường lịch sử tốt đẹp, tháng 6/2017, tỉnh Nagasaki đã thiết lập quan hệ giao lưu hữu nghị với tỉnh Quảng Nam, tập trung vào nhiều hoạt động như giao lưu văn hóa, con người…Cùng năm đó vào tháng 11, nhân dịp Hội nghị cấp cao APEC được tổ chức tại Việt Nam, tỉnh Nagasaki đã tặng mô hình Châu Ấn thuyền cho tỉnh Quảng Nam dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nhật Bản A-bê-sin-dô (Abe Shinzo). Mô hình này đã được trưng bày tại đường Nguyễn Thị Minh Khai của Phố cổ Hội An.

PV: Hiện tại Tỉnh Nagasaki đang tiến hành những hoạt động giao lưu nào đối với Việt Nam?

Ôngng Hirata Ken: Tỉnh Nagasaki thường xuyên có những hoạt động giao lưu đối với Việt Nam như tham gia vào Lễ hội Hội An-Nhật Bản, Lễ hội giao lưu văn hóa Việt - Nhật tại Đà Nẵng diễn ra hàng năm, hay hoạt động quảng bá tiềm năng du lịch, văn hóa, cơ hội du học của tỉnh tại Việt Nam…Ngoài ra, Tỉnh cũng quan tâm tới việc quảng bá, khuyến khích du học sinh Việt Nam tới du học tại Nagasaki thông qua việc mở các cuộc thi hùng biện Tiếng Nhật, mời những học sinh, sinh viên ưu tú tới thăm tỉnh… Gần đây, số người Việt Nam sinh sống và học tập tại Nhật Bản có xu hướng gia tăng, vì vậy, Tỉnh Nagasaki vào tháng 10/2019 đã ký kết văn bản ghi nhớ về Hợp tác nhân lực với tỉnh Quảng Nam của Việt Nam. Theo đó, Tỉnh ngoài việc có thể tiếp nhận thực tập sinh, người lao động Việt Nam, còn liên kết với các trường Đại học của Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực hộ lý, y tá.

Hơn thế nữa, hướng tới Olympic Tokyo dự kiến tổ chức vào năm 2021, Tỉnh cũng đã và đang tiếp nhận 7 đoàn thể thao Việt Nam thuộc các bộ môn điền kinh, bơi lội… đến để đào tạo, giao lưu với cả các em học sinh Phổ thông trung học của địa phương, tăng cường quan hệ, chuẩn bị tốt cho Olympic thành công.

PV: Xin ông cho biết tình hình hoạt động của người Việt Nam tại Tỉnh Nagasaki?

 Ôngng Hirata Ken:    Tại tỉnh chúng tôi có khoảng 2700 người Việt Nam, trong đó có 180 du học sinh. Người Việt Nam có số lượng đông nhất trong số người nước ngoài sinh sống và học tập tại Tỉnh, và họ làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp chế tạo, nông nghiệp, khách sạn, nhà hàng…

  Ngoài ra, có 3 trường Đại học trong tỉnh Nagasaki có quan hệ kết nghĩa với các trường Đại học của Việt Nam. Đặc biệt, trường Đại học Nagasaki do tỉnh lập đã có ký kết hợp tác giao lưu với trường Đại học Đà Nẵng, vừa hợp tác với Tỉnh Nagasaki, vừa tiến hành nhiều hoạt động thu hút du học sinh, giao lưu giữa học sinh và các thầy cô giáo. Các doanh nghiệp và trường Đại học của tỉnh Nagasaki đều có đánh giá rằng người Việt Nam rất ưu tú, do đó, hy vọng tới đây, sẽ có nhiều hơn nữa người Việt Nam đến với Nagasaki.

PV: Tỉnh Nagasaki đã có những chính sách hỗ trợ nào đối với người Việt Nam?

Ông Hirata Kenn: Để tạo điều kiện cho người Việt Nam có thể an tâm sinh sống tại đây, chúng tôi đã thiết lập Văn phòng hỗ trợ liên quan đến tư cách lưu trú, việc làm…Đặc biệt, Tỉnh cũng đã tổ chức Nhóm người có thể nói tiếng Việt và người Việt Nam có thể trao đổi bất cứ lúc nào về những vấn đề khó khăn mà mình đang đối mặt. Ngoài ra, cứ 1 tuần 2 lần, Tỉnh đều thông tin về danh lam thắng cảnh, nơi ăn uống bằng tiếng Việt đến người Việt Nam, hoặc thông qua trang web của Tỉnh, thông tin về tình hình thiên tai bằng đa ngôn ngữ bao gồm tiếng Việt. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng có Hội Hữu nghị Nagasaki-Việt Nam có thể đáp ứng những yêu cầu của người Việt Nam về ngôn ngữ, việc làm, chia sẻ khó khăn trong sinh hoạt…

PV: Ngài Phó Thống đốc có lời nhắn nhủ gì tới du học sinh Việt Nam?

Ông Hirata Ken: Tỉnh Nagasaki tích cực xây dựng môi trường học tập để thu hút du học sinh Việt Nam như có Trường Đại học đào tạo nhân lực quốc tế với chất lượng cao, trường Nhật ngữ chỉ giành cho người Việt Nam…Sau khi kết thúc quá trình du học tại Nagasaki, có nhiều em đã được tiếp nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh. Chúng tôi mong muốn và chờ đợi nhiều du học sinh Việt Nam đến với Nagasaki-nơi có đủ điều kiện về môi trường học tập, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, món ăn ngon, và an toàn.

PV: Xin trân trọng cám ơn Ngài Phó Thống đốc.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác