Nhiều nét mới ở Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc mở rộng lần thứ 13

(VOV5) - Từ nhiều năm nay Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc Tây Bắc mở rộng đã trở thành sự kiện văn hóa đặc sắc được đồng bào các dân tộc đón nhận và hưởng ứng.


Đây là dịp để tôn vinh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, phát triển du lịch, củng cố tăng cường khối đoàn kết toàn dân. Nhân Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc mở rộng lần thứ 13 diễn ra tại Lào Cai từ ngày 1 đến 3/10, PV Đài TNVNV đã phỏng vấn bà Nguyễn Thị Tố Uyên, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lào Cai về những nét mới của ngày hội.

Nghe âm thanh tại đây:


PV:Thưa bà! Ngày hội văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc mở rộng có ý nghĩ như thế nào với cộng đồng các dân tộc thiểu số  Tây Bắc?


Nhiều nét mới ở Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc mở rộng lần thứ 13 - ảnh 1


KM: Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch Tây Bắc có một ý nghĩa rất quan trọng với các đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Bắc. Tập trung về đây những nét tinh túy nhất, những nét độc đáo đặc sắc nhất của đồng bào 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, và những môn thể thao dân tộc truyền thống còn lưu truyền lại cần tiếp tục được duy trì và phát huy. Các địa phương sẽ lựa chọn những vận động viên, nghệ nhân người dân tộc thiểu số và chọn những lễ hội, trang phục, dân ca, dân vũ được đánh giá là đặc sắc nhất của địa phương mình mang đến so tài và khoe sắc tại Ngày hội này. Nó sẽ là những phẩm du lịch độc đáo riêng có của vùng Tây Bắc.


PV:Với chủ đề "Các dân tộc vùng Tây Bắc đoàn kết và phát triển - Hướng tới năm du lịch quốc gia 2017, vậy Ngày hội năm nay có những điểm mới gì thưa bà?


KM: Sự khác biệt năm nay là tất cả các nghệ nhân, diễn viên của 8 đoàn tham gia sẽ có màn giới thiệu từng tỉnh. Tất cả các nghệ nhân diễn viên đi qua sân khấu và thể hiện các động tác, đạo cụ âm nhạc của dân tộc mình và mặc những bộ trang phục đẹp nhất của dân tộc mình. Bên cạnh đấy, trên sân khấu sẽ là rất nhiều hình ảnh phụ họa độc đáo, đặc sắc và phần sân khấu hóa để phụ họa cho tất cả các đoàn của các tỉnh đi qua phía dưới.


PV: Vậy đâu là dấu ấn của văn hóa, con người Lào Cai tại Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch Tây Bắc?


KM:Còn với Lào Cai sẽ thể hiện trong kịch bản khai mạc. Kịch bản khai mạc có nét tổng thể phản ánh đặc trưng của vùng Tây Bắc nói chung. Trong đó sẽ làm đậm hơn về Lào Cai. Tây Bắc có rất nhiều nét đặc sắc về văn hóa thì chúng tôi sẽ cố gắng lựa chọn những nét đặc trưng của các địa phương. Từ màn khai mạc đến tất cả các hoạt động đều là sự mời gọi hấp dẫn du khách khi đến vùng Tây Bắc nói chung và Lào Cai nói riêng. Trong đó những đặc thù như là ruộng bậc thang, những nét văn hóa ẩm thực độc đáo, những vũ điệu, lễ hội truyền thống.


PV: Gắn văn hóa dân tộc với phát triển du lịch địa phương là mục đích của Ngày hội văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc mở rộng, đây cũng là định hướng của du lịch Lào Cai nhiều năm qua. Bà có thể chia sẻ với thính giả Đài TNVN về điều này?


KM: Xác định bản sắc văn hóa dân tộc là linh hồn, là nội hàm của du lịch vì thế nên Lào Cai trong nhiều nhiệm kỳ phê duyệt
những dự án bản tồn phát huy văn hóa dân tộc. Đến thời điểm này, Lào Cai là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về danh mục văn hóa, văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được công nhận. Tỉnh mình đã có 16 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trong đó có kéo co được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và tới đây đang hoàn thành hồ sơ Then để đề nghị UNESCO công nhận.


Chúng tôi có quan điểm rất rõ ràng trong việc muốn giữ chân du khách đến và trở lại với Lào Cai thì việc đầu tiên là tiếp tục làm tốt việc bào tồn bản sắc văn hóa. Nhưng đồng thời phải biến nó từ di sản thành tài sản. Những sản phẩm gắn với du lịch đều phải có sự đổi mới. Tới đây Lào Cai sẽ cố gắng làm những lễ hội du lịch theo 4 mùa. Chúng tôi sẽ có lễ hội du lịch mùa xuân gắn với rất nhiều lễ hội truyền thống trên tất cả địa bàn trong toàn tỉnh, tập trung thành một chuỗi, chuỗi du lịch đầu năm. Lễ hội du lịch mùa hè gắn với các hoạt động như lễ hội đua ngựa ở Bắc Hà hay lễ hội trên mây ở Sa Pa. Lễ hội mùa Thu gắn với những cánh đồng ruộng bậc thang mênh mông và Lễ hội mùa Đông sẽ gắn với mùa tuyết rơi.


PV:Vâng xin cảm ơn bà!

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác