Phần Lan cần 1,5 triệu lao động - cơ hội cho lao động Việt Nam

(VOV5) - Hai năm vừa rồi, lương của người lao động Việt Nam tại Phần Lan từ 1.500 đến 2.000 Euro/tháng.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan vừa Ký kết Bản ghi nhớ (MOU) hợp tác về dịch chuyển chuyên gia, lao động có kỹ năng nghề, lao động thời vụ của Việt Nam đi làm việc tại Phần Lan.

Đây là khung pháp lý để chuyên gia, lao động có kỹ năng và lao động thời vụ của Việt Nam có thể sang Phần Lan làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe với mức lương hấp dẫn. Phóng viên Hà Nam phỏng vấn ông Phạm Viết Hương, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về nội dung này:

Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây: 

Phần Lan cần 1,5 triệu lao động - cơ hội cho lao động Việt Nam - ảnh 1
Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước

 PV:  Thưa ông, Phần Lan đang có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài, vậy cơ hội cho lao động Việt Nam sang Phần Lan làm việc trong những ngành nghề, lĩnh vực cụ thể nào?

- Ông Phạm Viết Hương: Phần Lan cũng như một số nước châu Âu khác có tốc độ già hóa dân số nên nhu cầu về lao động nhiều. Hiện nay, Phần Lan có nhu cầu lao động về các mảng, lĩnh vực như: Công nghệ thông tin hay chăm sóc sức khỏe. Theo như thông tin từ phía Phần Lan, trong 15 năm tới, Phần Lan có nhu cầu khoảng 1,5 triệu lao động, trong đó khoảng 10% lao động các nước thứ 3. Chính vì thế, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp tuyển chọn, đưa lao động sang làm việc tại Phần Lan. Đặc biệt là sau khi Việt Nam và Phần Lan ký MOU hợp tác lao động giữa hai nước, là cơ hội để các doanh nghiệp có thể triển khai việc đưa lao động sang làm việc tại Phần Lan theo nhu cầu của Phần Lan.

Phần Lan cần 1,5 triệu lao động - cơ hội cho lao động Việt Nam - ảnh 2Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan Ký kết Bản ghi nhớ (MOU) hợp tác về dịch chuyển chuyên gia, lao động có kỹ năng nghề, lao động thời vụ của Việt Nam đi làm việc tại Phần Lan

Hai bên đã thúc đẩy đàm phán, ký thỏa thuận hợp tác động, đấy là cơ sở pháp lý, khung pháp lý để hai bên hợp tác, thúc đẩy đưa lao động của chúng ta sang làm việc tại Phần Lan. Trong MOU có đề cập đến 3 lĩnh vực là: Chuyên gia, lao động có kỹ năng, bao gồm cả lao động thời vụ. Như thế, những lao động thuộc ngành nghề này trong thời gian tới có cơ hội sang làm việc tại Phần Lan

PV: Vậy để có thể sang Phần Lan làm việc, lao động của chúng ta cần phải đảm bảo các điều kiện gì, thưa ông?

 Ông Phạm Viết Hương: Mặc dù hiện nay Phần Lan có nhu cầu lớn về lao động nước ngoài. Tuy nhiên, quy định pháp luật, thủ tục nhập cảnh của Phần Lan nói riêng cũng như các nước EU nói chung tương đối chặt chẽ. Chính vì thế, số lượng lao động của chúng ta sang làm việc Phần Lan nói riêng, châu Âu nói chung không thể tăng đột biến giống như các nước Đông Bắc Á. Tuy nhiên, việc hai bên ký thỏa thuận hợp tác lao động thì là cơ hội và thúc đẩy trong thời gian tới để chúng ta có thể đưa hàng trăm, hàng nghìn lao động sang làm việc tại Phần Lan trong các lĩnh vực mà phía Phần Lan có nhu cầu như: Công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe.

Phần Lan cần 1,5 triệu lao động - cơ hội cho lao động Việt Nam - ảnh 3Bộ Lao động Thương binh và Xã hội làm việc với Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan. Hà Nam

PV: Thưa ông, vậy ngay sau khi Bản thỏa thuận về hợp tác lao động giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan được ký kết, Cục quản lý lao động ngoài nước sẽ bắt tay ngay vào những công việc cụ thể gì để giúp doanh nghiệp tuyển chọn được lao động và người lao động có thể sang Phần Lan làm việc trong thời gian tới?

Ông Phạm Viết Hương: Sau khi ký MOU, Cục Quản lý ngoài nước sẽ thông tin rộng rãi để các doanh nghiệp cũng như phía Phần Lan thông tin về nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài nói chung cũng như nhu cầu tiếp nhận lao động của Việt Nam đối với các ngành nghề cũng như các điều kiện về thu nhập, phúc lợi xã hội dành cho lao động nước ngoài tại Phần Lan. Quy trình, thủ tục tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động của chúng ta. Như vậy, các doanh nghiệp phải nắm rõ về quy trình, các thủ tục, nhu cầu tiếp nhận lao động của Phần Lan để chuẩn bị tốt hơn công tác tuyển chọn, đào tạo, đưa lao động trong thời gian tới.

Về thuận lợi thì chúng ta đã ký thỏa thuận về hợp tác lao động giữa hai nước. Đây là khung pháp lý để chúng ta thúc đẩy đưa người lao động sang làm việc tại Phần Lan. Quan hệ hợp tác của chúng ta cũng rất tốt. Điều kiện làm việc cũng như phúc lợi xã hội của Phần Lan đối với lao động nước ngoài không phân biệt đối xử người lao động nước ngoài với lao động bản địa, đấy là cơ hội rất tốt. Hay là nhu cầu các ngành nghề của Phần Lan chúng ta cũng có khả năng đáp ứng được.

Như thế là điều kiện của chúng ta là thuận lợi. Tuy nhiên, thị trường Châu Âu nói chung, Phần Lan nói riêng: Thứ nhất, chúng ta phải chuẩn bị tốt nguồn lao động, cũng như về tiếng. Ngoài tiếng Anh mà một số ngành nghề người lao động của chúng ta có thể đáp ứng được thì cần phải học tiếng Phần Lan, ví dụ như chăm sóc sức khỏe thì cần phải học tiếng Phần Lan thì mới đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động.

Hai năm vừa rồi, lương của người lao động Việt Nam tại Phần Lan từ 1.500 đến 2.000 Euro/tháng. Tất nhiên tùy thuộc vào lĩnh vực, thu nhập của người lao động chúng ta ở các nước Châu Âu nói chung là tương đối cao so với các khu vực khác.

PV Xin trân trọng cả ơn Ông.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác