Triển vọng các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam

(VOV5) - Tại Việt Nam, số doanh nghiệp đăng ký Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản lên đến gần 2.000 công ty.

Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam ngày càng gia tăng. Năm ngoái tổng đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đứng thứ nhất với 8 triệu đô la Mỹ. Tại Việt Nam, số doanh nghiệp đăng ký Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản lên đến gần 2.000 công ty, vượt trội so với các công ty đăng ký tại Thái Lan. Về nội dung này, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn ông Kitamura Shu, Phó trưởng đại diện Văn phòng cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA).

Triển vọng các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam - ảnh 1Phó trưởng đại diện JICA tại Việt Nam Kitamura Shu phát biểu tại cuộc họp chung giữa Bộ Xây dựng và JICA về Dự án Tăng cường năng lực trong Dự toán chi phí, Quản lý hợp đồng, Chất lượng và An toàn trong các dự án đầu tư xây dựng (Dự án CCQS) do JICA hỗ trợ. - Ảnh: xaydung 

Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:

Phóng viên: Thưa ông, hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp thông qua JICA để đầu tư các dự án tại Việt Nam. Theo ông, tại sao các doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng quan tâm hơn đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Ông Kitamura Shu: Trong khối ASEAN, Việt Nam đứng thứ ba về dân số sau Indonesia và Philippines, với 97 triệu người. Độ tuổi trung bình là 31 nên là một nước dân số trẻ. Qua điều tra về các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, phần lớn các doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư vào Việt Nam đều đặt kỳ vọng và tiềm năng, tăng trưởng thị trường, chính trị ổn định và nguồn nhân lực dồi dào ở Việt Nam. Trước đây, doanh nghiệp Nhật Bản chỉ tập trung vào ngành công nghiệp chế tạo tại Việt Nam. Thì thời gian gần đây, Việt Nam cũng đã trở thành một thị trường có sức tiêu thụ lớn, gia tăng kinh doanh bán buôn, bán lẻ. Bên cạnh chính trị ổn định và để tránh những bất ổn tăng gia lao động ở nước khác, rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên chọn Việt Nam. Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chính là sự tương đồng giữa văn hóa và con người Việt Nam Nhật Bản. Tuy nhiên việc phát triển kinh tế cao độ cũng khiến các vấn đề môi trường gần đây là già hóa dân số. Nhật Bản cũng đã và đang đối mặt với các vấn đề tương tự. Chúng tôi hy vọng sẽ có những đóng góp giúp Việt Nam giải quyết vấn đề này.

Phóng viên: Vậy ông có những khuyến cáo gì cho Việt Nam nhằm thu hút thêm sự đầu tư từ các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư Nhật Bản?

Ông Kitamura Shu: Hiện nay không chỉ có sự hợp tác lâu dài, JICA và các doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan hành chính công như các tổ chức tại địa phương, các trường đại học cũng rất tích cực hợp tác với Việt Nam, tạo cầu nối và thực hiện nhiều dự án hợp tác. Rất nhiều người dân và doanh nghiệp Nhật Bản bị thu hút bởi thị trường tiềm năng và nguồn nhân lực tại Việt Nam. Tuy nhiên so với một số nước lân cận, hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn chậm phát triển. Việt Nam cần có những cải tiến, cải cách để nâng cao cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực quản lý cấp trung gian, giản lược các chính sách và thủ tục pháp luật. Nếu giải quyết được các vấn đề này thì sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ càng có điều kiện để phát triển hơn nữa.

Trước hết việc đào tạo nhân lực chất lượng cao là vô cùng quan trọng. JICA đã có những hỗ trợ thiết thực khi đào tạo nhân lực tiếng Anh, thành lập các Japan Desk (Phòng Nhật Bản), phái cử tình nguyện viên, thành lập Đại học Việt - Nhật, Trung tâm hợp tác Việt Nam  - Nhật Bản (VJCC).  JICA hy vọng sẽ tiếp tục là một đối tác tin cậy của Việt Nam, cùng Việt Nam vượt qua nhiều rào cản thông qua hợp tác song phương hiệu quả tích cực.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác