(VOV5) - Thay vì các phong cảnh ước lệ, cái nhìn theo tư duy hội họa Tây phương đã chọn những nơi có thể khảo sát thực địa hay gọi tên...
Cảm thức về thiên nhiên hùng vĩ vốn đậm đặc trong cổ thi hay tranh thủy mặc Á Đông. Một điều đáng kể là vào giai đoạn tiếp biến văn hóa phương Tây trong thời Pháp thuộc, các sản phẩm và thực hành văn hóa vẫn kế thừa cảm thức này.
Núi rừng, sơn cước hay sông suối ghềnh thác chiếm một vị trí nổi bật trong các tác phẩm văn học, mỹ thuật, đặc biệt trong tranh của các họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương.
Chợ Bờ, thác Bờ, Đà giang… là một khu vực như vậy.
Les rapides de Cho-Bo sur la Rivière Noire (Ghềnh đá Chợ Bờ trên sông Đà), tranh sơn mài của Nguyễn Văn Tỵ, 1942. 150x375cm. Tư liệu trang gazette-drouot.com |
Hai bức tranh sơn mài nổi tiếng của Nguyễn Văn Tỵ và Phạm Hậu gần đây được đấu giá rất cao tại một số sàn quốc tế có chung một đề tài về phong cảnh thác Bờ.
Trước khi thủy điện Hòa Bình hoàn thành, tạo ra vùng hồ sông Đà ngập toàn bộ vùng ghềnh thác Bờ, khu vực này đã nổi tiếng hiểm trở với các luồng nước xoáy giữa các ghềnh đá lởm chởm. Trong tín ngưỡng dân gian, nơi đây đã đi vào hệ thống đạo Mẫu với đền thờ bà Chúa thác Bờ cùng bài hát văn trong giá hầu đồng Chầu đệ Tam....
Nghe âm thanh bài viết tại đây qua giọng đọc PTV Hồng Huệ: