(VOV5) - Làm sao để văn học nghệ thuật có thể tiếp tục phát huy các giá trị tốt đẹp trong truyền thống dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và nhân văn sâu sắc?...
Sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực hội nhập quốc tế đã mở rộng không gian sáng tạo cho văn học nghệ thuật, tạo điều kiện cho tự do sáng tạo nghệ thuật và sự đa dạng về đề tài, chủ đề, phương thức sáng tác…
Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, văn học nghệ thuật cũng đối diện với nhiều thách thức như ít tác phẩm đỉnh cao, lý luận phê bình còn hạn chế, chưa có tính định hướng… Vậy làm sao để văn học nghệ thuật có thể tiếp tục phát huy các giá trị tốt đẹp trong truyền thống dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và nhân văn sâu sắc, đồng thời bám sát hiện thực đời sống hôm nay, khẳng định các giá trị mới của nền văn nghệ cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
Về vấn đề này, nhà văn Phùng Văn Khai, hiện công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.
Nhà văn Phùng Văn Khai |
Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:
“Hình ảnh người chiến sĩ thông qua lăng kính của văn học nghệ thuật của ngày hôm nay cũng đã khác trước một chút. Họ cũng có những tâm tư cập nhật hơn, những trăn trở sát sườn hơn. Nhưng vai trò của văn học nghệ thuật không thay đổi. Và hình tượng người chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ thì thời nào cũng được nhân dân tin cậy, mến yêu và hết sức trân trọng. Hình tượng bộ đội cụ Hồ ngày trước là “áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá” nhưng bây giờ, chúng ta tiến đến chính quy hiện đại thì từ trang phục, từ vũ khí rồi chất lượng của người chiến sĩ cũng phải khác xưa. Hình ảnh của người chiến sĩ hôm nay là hình ảnh ở trên những tuyến đấu như viễn thông, tự động hóa… Điều này vừa phù hợp vừa là trách nhiệm đối với đất nước.” (Nhà văn Phùng Văn Khai)