Những hoạt động hấp dẫn trong "Những ngày văn học châu Âu lần thứ tư Hà Nội"

(VOV5)- Đây là lần thứ tư EUNIC, Hiệp hội các Viện văn hóa và các Đại sứ quán Châu Âu, giới thiệu sách văn học Châu Âu mới xuất bản tại Hà Nội.


Sách mới từ 9 nước Châu Âu – Đọc sách, trao đổi cùng các tác giả, hội thảo và chiếu phim

Các tác phẩm văn học bán chạy nhất tại Pháp, Đức, Anh, Ba Lan và Thụy Điển, những cuốn sách dành cho thiếu nhi và thanh thiếu niên đến từ Áo, Đan Mạch, Hà Lan và Ý – Tất cả đều đang chờ đón bạn yêu sách ở mọi lứa tuổi khám phá. Hãy tới gặp gỡ nhà văn Aoife Mannix (Anh), Katharina Hagena (Đưc), Christoph Links (Đưc) và Magdalena Witkiewicz (Ba Lan), cùng trò chuyện, nghe đọc sách hay đăng ký tham dự các hội thảo hướng dẫn viết văn sáng tạo, và đừng quên đón xem các bộ phim - gia vị mới sẽ làm phong phú thêm chương trình năm nay. Tất cả các sự kiện sẽ diễn ra tại Viện Goethe, L’Espace và Casa Italia  (Hà Nội).

Những hoạt động hấp dẫn trong


Đề tài trọng tâm: Sách do phụ nữ viết và viết về phụ nữ
Sách của các tác giả nữ, trong đó nhân vật chính là những phụ nữ mạnh mẽ và đồng thời cũng phản ánh vai trò của phụ nữ trong xã hội của mình, là đề tài trọng tâm lần này: Nhà văn nữ Đức Katharina Hagena trích đọc từ tiểu thuyết của mình: "Der Geschmack von Apfelkernen“ (tạm dịch: Vị hạt táo) viết về ba thế hệ phụ nữ trong một gia đình.

"School of wives“ (Trường học cho các bà vợ) của Magdalena Witkiewicz đã là một tiểu thuyết thành công lớn tại Ba Lan và đã được giới thiệu ở Việt Nam, rồi những câu chuyện tình yêu kì lạ của tác giả nữ Thuỵ Điển Katarina Mazetti. Nhà thơ đến từ Vương quốc Anh Aoife Mannix sẽ có buổi trao đổi về chủ đề.

Những hoạt động hấp dẫn trong

"Viết văn sáng tạo“ (Creative Writing) và cùng tham gia một hội thảo về các cây bút nữ và viết về đề tài phụ nữ trong văn học châu Âu.

Tọa đàm do Trung tâm văn hoá Pháp tổ chức. Chuyên gia văn học Pháp Lê Hồng Sâm và nhà văn Mây Hồng sẽ tập trung vào các nữ tác giả lớn của Pháp thế kỷ 20 (Colette, Yourcenar, Duras cũng như các tác giả đương đại) đã được dịch sang tiếng Việt và được biết đến tại Việt Nam. Ngoài ra tọa đàm còn có sự tham gia của nhà văn nữ Đức Katharina Hagena, nhà văn Anh Aoife Mannix, dịch giả văn học Ba Lan Nguyễn Thị Thanh Thư. Nhà nghiên cứu văn hoá Uyên Ly sẽ hướng dẫn cuộc thảo luận.


Sách mới cho trẻ em và thanh thiếu niên
Các nước châu Âu có một truyền thống lâu đời về viết sách cho trẻ em. Tác giả truyện cổ tích Đan Mạch Hans Christian Andersen đã nổi tiếng thế giới với những truyện cổ tích của mình như „Nàng tiên cá“ hay „Chú lính chì dũng cảm“. Ai muốn đến với thế giới truyện cổ tích của ông thì những ngày văn học châu Âu là một cơ hội tuyệt vời. „Đôi bạn tinh nghịch Jip và Janneke “ là một bộ sách cho trẻ em được yêu thích của Hà Lan cũng đã được giới thiệu dịch ra tiếng Việt. Ai muốn tìm hiểu hai
cuốn sách Ý cho trẻ em "Thế giới đêm của đồ chơi“ và "Truyện kể trên điện thoại“ thì hãy đến Casa Italia.

Với serie “Thiên thần nổi loạn“ tác giả người Áo Thomas Brezina đã chiếm được trái tim của nhiều triệu độc giả nhỏ tuổi: Tình yêu, tình bạn, các cuộc phiêu lưu và một chút tưởng tượng đã mang lại cho ông thành công lớn. Điều tương tự cũng đến với tiểu thuyết tuổi teen Đức của Kerstin Gier: „Hồng ngọc“ là một tiểu thuyết giả tưởng, trong đó có tình yêu lãng mạn và rất nhiều hành động đã được chuyển thể thành phim. Không chỉ các độc giả tuổi teen, rất nhiều độc giả lớn tuổi cũng yêu thích "Hồng ngọc“, và chắc chắn điều đó cũng sẽ đến với Việt Nam.


Điểm mới trong Những ngày văn học châu Âu: Phim chuyển thể từ sách
Lần đầu tiên chiếu phim được đưa vào chương trình của Những ngày văn học châu Âu. Viện Goethe giới thiệu hai bộ phim dựa trên những tiểu thuyết rất thành công: "Der Geschmack von Apfelkernen“ (tạm dịch: Vị hạt táo), chuyển thể tiểu thuyết của Katharina Hagena với sự tham gia của những diễn viên Đức nổi tiếng và "Hồng ngọc“, một bộ phim giả tưởng rất thú vị và không chỉ đối với các bạn trẻ. Quí vị có thể làm quen với những câu chuyện qua các bộ phim và qua đó sẽ có thêm hứng thú đọc sách.

Những hoạt động hấp dẫn trong

Bộ phim tài liệu "Tình yêu sách- Câu chuyện ở Sarajevo“ của BBC đã được trao giải kể về nỗ lực cứu vãn thư viện nổi tiếng của thủ đô Sarajevo trong chiến tranh ở Balkan cho thấy, con người có thể mạo hiểm cuộc đời mình vì tình yêu đối với sách. Bộ phim do Hội đồng Anh giới thiệu được chiếu trong buổi khai mạc Những ngày văn học châu Âu tại Viện Goethe.

Dành cho bạn yêu văn học và các chuyên gia về sách
Có những người mà cuộc đời họ thậm chí còn bi kịch và thú vị hơn một cuốn tiểu thuyết. Tự truyện của nhà trí thức người Do Thái Marcel Reich-Ranicki thể hiện điều đó, được giới thiệu tại Viện Goethe.

Những hoạt động hấp dẫn trong


Cũng như vậy, nhiều cuốn sách của nhà văn người Pháp Patrick Modiano đề cập tới mối nguy hại tới tính mạng mà gia đình Do Thái của ông phải trải qua trong thời kì Đức quốc xã. Trung tâm văn hóa Pháp giới thiệu nhà văn tên tuổi và tác phẩm của ông trong một buổi tọa đàm.


Umberto Eco không chỉ là một nhà kí hiệu học đương đại nổi tiếng nhất và quan trọng nhất. Hơn thế nữa, ông là một tác giả nhiều cuốn sách bán chạy nhất đã được trao giải. Trong cuốn „Nghĩa địa Praha“ của ông độc giả nghẹt thở khi thấy quá trình kiến tạo một âm mưu. Cuốn sách vừa xuất bản bằng tiếng Việt do dịch giả Nguyễn Thuý Hiền giới thiệu tại Casa Italia. Cũng tại đây, vào ngày chủ nhật, một „tiệc văn học“ được tổ chức với sự góp mặt của Ngài Đại sứ CH Italia Lorenzo Angeloni. Bên cạnh công việc chính là Đại sứ, ông còn là nhà văn tích cực viết sách. Cuốn sách mới nhất của ông được dịch ra tiếng Việt „Phía sau mỗi người“ được giới thiệu trong sự kiện này.

 

Hội thảo do Viện Goethe và Hội chợ sách Frankfurt tổ chức, về tiếp thị sách tạo điều kiện cho đại diện của các nhà xuất bản trao đổi về chuyên môn, sẽ được chuyên gia xuất bản người Đức Christoph Links dẫn dắt với chủ đề: Làm thế nào để đưa sách tới độc giả một cách hiệu quả nhất?

 

Vào thứ bảy, chương trình của Những ngày văn học châu Âu sẽ có thêm sự tham gia của các nhà xuất bản với các quầy sách tại sân của Viện Goethe Hà Nội và sách được bán với giá đặc biệt./.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác