Thơ, như một sự "phi vật chất" nhất

(VOV5) - Tiếng của dân tộc nào nói ra như hát lên; đích thị tiếng nói của thi ca. Tiếng lòng. Thì vẫn, tiếng Việt - một trong rất ít ngôn ngữ của nhân loại mang thi tính cao. Tiếng thơ. 

"....Có các nghiên cứu khái quát rằng "thi pháp thơ Việt là thi pháp ngữ điệu", "phù hợp với việc tạo nhạc tính, tạo âm hưởng ngân vang trong thơ" (Theo Trần Thế Nhân).

Chẳng lẽ vì thế thơ Việt mạnh về độ văn chương, nhẹ ở chất văn học; mức đại chúng cao hơn tầm tinh hoa? Thưa vâng, trăn trở lớn suốt cả trăm năm qua, từ thời Thơ mới đến tận hôm nay giờ này vẫn luôn là thơ Việt khó hòa nhập vào dòng thơ thế giới đương đại. Chuyển dịch các thi phẩm tiếng Việt ra những ngôn ngữ phổ biến của nhân loại hiện đại - tức là chuyển nhạc tính, dịch ngữ điệu. Có gì sai sai ở đây chăng?

Trong mọi loại công việc, từ lao động chân tay đến hoạt động trí óc, từ làm kiếm sống đến làm chơi, sáng tác thơ có thể xem như một dạng phi - vật - chất nhất. Thế nên thơ khó xác định nhất.

Với một cái gì, điều gì phi - vật - chất đến mức không tường minh về hình hài và tính chất, tầm kích và đặc thù, định nghĩa và định danh, mục đích và tác dụng, v.v... và v.v... thì rất có thể người đương thời hình dung ấy là nơi tốt đẹp hoặc dở xấu nhất. Như rồng tiên. Như ma quỷ.

Thơ thế đấy!..."

Nghe toàn bài qua giọng đọc PTV Hải Yến tại đây:
 
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác