Giám đốc ADB: Chính phủ Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng, điều hành linh hoạt

(VOV5) - Chính sách tiền tệ phù hợp thông qua việc cắt giảm lãi suất chính cùng với việc thực hiện các gói tín dụng tạo không gian “hồi sức” cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Chính phủ Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng với các tác động kinh tế của COVID-19, có công cụ mạnh để bảo đảm khả năng phục hồi của nền kinh tế.

Giám đốc ADB: Chính phủ Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng, điều hành linh hoạt - ảnh 1Giám đốc ADB Việt Nam Andrew Jeffries. Ảnh: VGP

Chính sách tiền tệ phù hợp thông qua việc cắt giảm lãi suất chính cùng với việc thực hiện các gói tín dụng và các biện pháp hỗ trợ tài khóa đã tạo không gian “hồi sức” cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí mới đây về triển vọng vĩ mô của của Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế đang chịu tác động mạnh bởi dịch COVID-19, ông Andrew Jeffries, Giám đốc Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) Việt Nam cho biết ADB dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 6,7% vào năm 2021 và 7,0% vào năm 2022. Sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định có được nhờ thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn đại dịch COVID-19. Lạm phát sẽ được kiểm soát, mặc dù dự kiến sẽ tăng lên 3,8% trong năm nay và 4,0% vào năm 2022 do giá dầu quốc tế tăng do kinh tế toàn cầu phục hồi và tiêu dùng trong nước tăng.

Ông Andrew Jeffries cho rằng thời gian tới, động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trước hết phải kể đến ngành công nghiệp với sản xuất định hướng xuất khẩu. Thứ hai, là sự gia tăng đầu tư, cả đầu tư công và đầu tư từ khu vực tư nhân. Thứ ba, là động lực từ việc sự gia tăng thương mại quốc tế.

Theo đại diện ADB, mặc dù đại dịch còn gây ra những khó khăn, sự phục hồi của hai đối tác làm ăn quan trọng cũng như 15 hiệp định thương mại tự do và Việt Nam với nhiều bạn hàng lớn sẽ là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư của Việt Nam thời gian tới.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác