Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội và thách thức với doanh nhân và lao động nữ Việt Nam

(VOV5) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tổ chức hội thảo “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Cơ hội và thách thức với doanh nhân và lao động nữ Việt Nam”.

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có tác động sâu rộng trực tiếp không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn với hầu hết các nhóm lao động nữ hiện nay bởi lao động nữ, công nhân nữ ở các địa phương cũng tham gia vào chuỗi giá trị kinh tế. Họ cũng cần được hỗ trợ kiến thức về lao động sản xuất và các kỹ năng cần thiết. Chị Đinh Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Nguyên, chia sẻ:Theo tôi, để trụ vững và phát triển trong thời kỳ hội nhập thì chúng tôi phải có hành trang kiến thức pháp luật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi hội nhập phải có mặt hàng độc đáo, khác biệt so với các nước bạn để phát triển và mang lại doanh thu cũng như giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Về phía doanh nghiệp thì mỗi một nhân viên phải ý thức cao về tính cạnh tranh và chất lượng hàng hóa của mình cũng phải tốt hơn”.

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội và thách thức với doanh nhân và lao động nữ Việt Nam - ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Để hỗ trợ các doanh nghiệp và lao động nữ chủ động trong thời kỳ hội nhập, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cho biết:“Hội đã có rất nhiều việc làm thiết thực cho doanh nghiệp và lao động nữ”. Hội đã có nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ liên quan đến tác động chính sách, đào tạo khởi nghiệp và tiếp cận nguồn tài chính, tín dụng, hỗ trợ tiếp cận thị trường, hỗ trợ phát triển mạng lưới doanh nhân nữ và các hoạt động dạy nghề cho lao động nữ, phụ nữ nông thôn và các nhóm phụ nữ khác nhau cũng được thực hiện hiệu quả”.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác