Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch UNESCO đại diện cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

(VOV5) - Đây lần đầu tiên Việt Nam cùng một lúc đảm nhận vai trò tại 4 cơ chế then chốt của UNESCO (thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO.

Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 42 Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra từ 7 đến 22/11, tại Trụ sở UNESCO ở Paris, thủ đô nước Pháp, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch đại diện cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 

Với trọng trách mới này, đây lần đầu tiên Việt Nam cùng một lúc đảm nhận vai trò tại 4 cơ chế then chốt của UNESCO (thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO, Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể). Với kết quả này, Việt Nam có điều kiện trực tiếp tham gia vào quá trình điều hành, định hình các chính sách, quyết định quan trọng của UNESCO.
Phát biểu tại Phiên toàn thể các nhà lãnh đạo về chính sách chung của Đại hội đồng UNESCO diễn ra hôm qua (8/11), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc nhấn mạnh những chương trình, hoạt động lớn trên các lĩnh vực mà UNESCO đã triển khai trong 2 năm qua, có sự tham gia đóng góp của Việt Nam với một số hoạt động nổi bật, như: Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Di sản thế giới, Hội nghị quốc tế về phát huy danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam…
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc đồng hành cùng với UNESCO và các quốc gia thành viên của Tổ chức trong xây dựng và duy trì một thế giới văn hóa, giáo dục, khoa học phát triển bền vững.

Bên lề kỳ họp, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đã có các cuộc tiếp xúc, làm việc với các lãnh đạo UNESCO. Phía UNESCO đều đánh giá cao sự đóng góp ngày càng lớn của Việt Nam trong triển khai thực hiện các hoạt động trên các lĩnh vực của UNESCO và vai trò quan trọng, trách nhiệm tại các cơ chế then chốt của Tổ chức, mong Việt Nam sẽ ứng cử thành công trở thành thành viên của Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027.                       

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác