Bộ Y tế Việt Nam ban hành hướng dẫn về chẩn đoán, điều trị cúm AH7N9

(VOV5) - Bộ Y tế Việt Nam ngày 10/4 ban hành hướng dẫn về chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm AH7N9 ở người. Bộ Y tế khẳng định: Virus cúm AH7N9 là một chủng mới, có nguồn gốc gen từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng gây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Đường lây truyền của loại virus này hiện tại chưa được hiểu rõ và chưa có bằng chứng về sự lây truyền virus từ người sang người.

Bộ Y tế Việt Nam ban hành hướng dẫn về chẩn đoán, điều trị cúm AH7N9 - ảnh 1
Lãnh đạo Bộ Y tế giám sát công tác phòng chống dịch bệnh cúm A/H7N9. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Từ đặc điểm này, Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán như sau: Ca bệnh nghi ngờ là trường hợp có yếu tố dịch tễ tiếp xúc với cúm AH7N9 trong vòng 2 tuần; có tiền sử đi vào vùng dịch tễ hoặc sống trong vùng dịch tễ có ca bệnh cúm AH7N9, tiếp xúc gần với gia cầm và một số loài chim bị bệnh. Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp, sốt, ho, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi, không tìm được bằng chứng nhiễm trùng do các căn nguyên khác gây viêm phổi. Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và được làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán và xác định bệnh.

Phản hồi

Các tin/bài khác