Thông điệp của Chủ tịch nước tại diễn đàn APEC 2012

(VOV5) - Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin, chiều 6/9 theo giờ Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Vladivostok, Liên bang Nga, bắt đầu chuyến tham dự Hội Nghị APEC 2012 từ 6-9/9 và tham gia một số hoạt động tại khu vực Viễn đông của Liên Bang Nga. Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước đã có cuộc gặp gỡ với cộng đồng người Việt tại Vladivostok.

Đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn Việt Nam tại sân bay Kơ-ne-vi-chi có lãnh đạo tỉnh Primorsky Krai, lãnh đạo Cục Lễ tân Liên bang Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đang tham dự các hoạt động của tuần lễ APEC; Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Phạm Xuân Sơn, cùng cán bộ nhân viên Tổng lãnh sự quán và đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Vladivostok.  

trong hai ngày 05 và 06 tháng 9, tại thành phố Vladivostok, Liên bang Nga, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 24 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) với sự đồng chủ tọa của Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov và Bộ trưởng Phát triển Kinh tế của Liên bang Nga Belousov. Hội nghị khẳng định tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư và liên kết kinh tế khu vực, bảo đảm an ninh lương thực, thiết lập các chuỗi cung ứng đáng tin cậy và thúc đẩy tăng trưởng sáng tạo là những biện pháp quan trọng cần được tiếp tục ưu tiên triển khai. Hội nghị đã thông qua nhiều biện pháp cụ thể  thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực, trong đó nổi bật là các Bộ trưởng nhất trí tiếp tục  đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu Bô-go, nỗ lực kết thúc thành công Vòng đàm phán Đô-ha, hợp tác về các vấn đề thương mại và đầu tư  “thế hệ mới”, kết nối chuỗi cung ứng và  thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp vừa và  nhỏ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao đồng bộ  chính sách, cải cách cơ cấu, tăng cường vai trò  của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã  hội...Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đề nghị Diễn đàn APEC cần tiếp tục coi hợp tác ứng phó với thiên tai và các tình trạng khẩn cấp là một nội hàm cốt lõi nhằm bảo  đảm an ninh con người và thực hiện Chiến lược tăng trưởng của APEC. Bộ trưởng cũng đề nghị APEC tiếp tục đóng góp tích cực vào các nỗ lực quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khu vực trong lĩnh vực này, đồng thời nêu các sáng kiến của Việt Nam về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng và tăng cường hợp tác APEC về cứu hộ, cứu nạn trên biển. Tại Phiên họp về an ninh lương thực, Bộ trưởng Phạm Bình Minh chia sẻ những thành tựu về phát triển nông nghiệp cũng như những đóng góp của Việt Nam trong nỗ lực quốc tế bảo  đảm an ninh lương thực. Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị  cần gắn kết chặt chẽ việc bảo đảm an ninh lương thực với nỗ lực hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ, ứng phó với biển đổi khí  hậu, khai thác và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, trong đó có nguồn nước, đại dương và  các tài nguyên biển.

Thông điệp của Chủ tịch nước tại diễn đàn APEC 2012  - ảnh 1

Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng được đến Vladivostok tham dự APEC 2012, Đây là Hội nghị đa phương lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị APEC 20 với vị thế của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, trong đó có APEC, không ngừng được nâng cao.

Chuyến tham dự lần này của Chủ tịch Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao nước ta nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XI về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có APEC. Đây cũng là dịp để Việt Nam thúc đẩy quan hệ chính trị, thương mại, đầu tư với các đối tác, làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Việt Nam với các thành viên APEC.

Ngay sau khi đến Vladivostok, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ nhân viên Tổng Lãnh sự quán và đại diện cộng đồng người Việt đang sinh sống và học tập tại Vladivostok. 

Đại diện cơ quan lãnh sự, cùng kiều bào đã báo cáo với Chủ tịch nước về hoạt động của cộng đồng tại vùng Viễn đông rộng lớn của Liên bang Nga. Mặc dù cộng đồng ở đây chỉ có 3.000 người, nhưng rất đoàn kết, đã tổ chức được các hội đoàn người Việt nhằm giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như tăng cường sự hiểu biết giữa 2 dân tộc Việt- Nga. 

Thông điệp của Chủ tịch nước tại diễn đàn APEC 2012  - ảnh 2

Lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của bà con việt kiều, Chủ tịch nước đánh giá cao những đóng góp trên các lĩnh vực của các cán bộ, nhân viên Lãnh sự quán và đại diện cộng đồng Việt Nam tại Vladivostok. Chủ tịch nước thông báo những nét chính về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước  và nhấn mạnh, những nỗ lực của tổ chức cá nhân tiêu biểu đã góp phần làm thúc đẩy tình hữu nghị và đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga.

Chủ tịch nước gợi mở, bà con nhất là các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về chính sách phát triển của nước bạn, trong đó có vùng Viễn đông và đặc biệt Việt Nam và Nga sẽ khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam - Liên minh thuế quan (Nga, Berlarus, Kazakhstan) trong dịp này. Đây là điều kiện tốt để bà con mở rộng đầu tư, kinh doanh cũng như cùng với các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào vùng đất giàu tiềm năng này.

Chủ tịch nước đề nghị cộng đồng người Việt cần tuân thủ tốt luật pháp của nước sở tại, tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân 2 nước, đồng thời phải hết sức đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống và luôn hướng về quê hương đất nước.

Nhân dịp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 20 (APEC 20) diễn ra tại Liên bang Nga theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga V.Putin, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có thông điệp trước thềm Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC, sẽ khai mạc vào ngày 7/9.


Trong thông điệp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: Hơn bao giờ hết, các thành viên APEC đang cùng chia sẻ nhiều lợi ích và trách nhiệm chung to lớn. Đó là đẩy mạnh liên kết kinh tế, duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương; duy trì vai trò đầu tàu của châu Á – Thái Bình Dương trong quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu; hỗ trợ các nền kinh tế thành viên phục hồi và phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn….Việt Nam đang bước sang thời kỳ chiến lược phát triển mới - tiếp tục đổi mới toàn diện, tái cơ cấu nền kinh tế và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, trong đó hội nhập kinh tế là nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Diễn đàn APEC nói riêng càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Trong thông điệp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: Một trong những định hướng chính sách lớn của Việt Nam là góp phần củng cố các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế đa tầng nấc, từ tiểu vùng đến khu vực Đông Nam Á, Diễn đàn APEC và cả châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam đang tập trung triển khai các cam kết, các chương trình thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ, kết nối khu vực nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN, liên kết kinh tế ASEAN với các đối tác, thực hiện các Mục tiêu Bô-go...Việt Nam đang cùng các thành viên tích cực tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP);  mới đây đã khởi động đàm phán Hiệp định FTA với Hàn Quốc; sẽ khởi động đàm phán Hiệp định FTA với Liên minh thuế quan Nga –BelarusKazakhstan vào thời gian tới. Đây là những nền tảng để Việt Nam mở rộng hợp tác, liên kết khu vực trên tầm cao mới và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực, và quan trọng hơn là để góp phần duy trì sự phát triển năng động của châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam đang nỗ lực để ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng hợp lý, và triển khai Kế hoạch tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế; quyết tâm chống tham nhũng, đẩy mạnh cải cách hành chính để tăng tính ổn định, minh bạch chính sách kinh tế, hoàn thiện cơ chế pháp lý cho đầu tư kinh doanh.


Trước đó,

Tại Phiên bế mạc vào chiều ngày 06 tháng 9, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế APEC lần thứ 24 và 5 văn kiện kèm theo về các nội dung hợp tác về minh bạch hóa, chuỗi cung ứng đáng tin cậy, sáng tạo, hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Các kết quả và văn kiện của Hội nghị Bộ trưởng sẽ được trình lên các nhà Lãnh đạo APEC thông qua tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 20 sẽ diễn ra ngay trong những ngày tới.

Trong khuôn khổ Hội nghị, còn diễn ra Cuộc họp lần thứ 8 của các Bộ trưởng Kinh tế Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). 

Cũng trong thời gian Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có nhiều cuộc gặp gỡ với các Ngoại trưởng Liên bang Nga, Indonesia, New Zealand, Canada, Peru, và một số Ngoại trưởng khác. Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng đã có các cuộc gặp với nhiều Bộ trưởng APEC. Tại các cuộc gặp, các Bộ trưởng nhất trí tiếp tục làm sâu sắc quan hệ song phương, nhất là kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời tăng cường ủng hộ lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm./.


Phản hồi

Các tin/bài khác