Bộ sưu tập đặc biệt từ Vàng mười -­‐ Tái chế! Nâng cấp!

(VOV5) -Triển lãm khám phá chủ đề rác thải và giới thiệu các cách thức sử dụng rác thải sẵn có để tạo nên những sản phẩm có giá trị.

Triển lãm “Vàng mười -­‐ Tái chế! Nâng cấp!” của ifa (Viện Quan hệ Đối ngoại, Stuttgart, Đức) hợp tác với Phân viện Goethe Hà Nội được khai mạc vào 7h tối thứ bảy, 20/4 tại trung tâm Heritage Space Gallery, Dolphin Plaza, Hà Nội.

Làm việc với bảy curator đến từ châu Âu, Mỹ Latinh, Bắc Phi và Trung Cận Đông, Đông Á, châu Phi hạ Sahara, Nam Á, và Đông Nam Á, ifa đã tập hợp 76 vật phẩm trưng bày với sự đóng góp của tổng cộng 53 nhà thiết kế cho triển lãm, trong đó một bộ sưu tập đặc biệt sẽ được trưng bày tại Heritage Space, nơi chúng cho thấy các giá trị gia tăng và sự trân trọng ở các bối cảnh đa dạng.

Bộ sưu tập đặc biệt từ Vàng mười -­‐ Tái chế! Nâng cấp! - ảnh 1Những tác phẩm tại triển lãm 

Phế thải cồng kềnh, rác, vật liệu rẻ tiền: tất cả đều là vàng mười (pure gold)! -ít nhất là trong mắt của rất nhiều các nhà thiết kế năng động. Triển lãm VÀNG MƯỜI -­ Tái chế! Nâng cấp! khám phá chủ đề rác thải và giới thiệu các cách thức sử dụng rác thải sẵn có để tạo nên những sản phẩm có giá trị.

Công nghiệp hoá toàn cầu và mức tiêu dùng chưa khi nào lớn đến thế đã khiến cho việc tái chế trở thành một vấn đề cấp thiết, và do đó, ifa đã có câu trả lời cho vấn đề này trong một triển lãm thiết kế, một nền tảng kiến thức, những chương trình workshop và hội thảo. Các yếu tố nền tảng của dự án này là đạo đức, trách nhiệm, quốc tế hoá và cùng sáng tạo. Triển lãm VÀNG MƯỜI bao gồm hai phần: triển lãm các thiết kế mới và nền tảng ảo (virtual platform) đóng vai trò một không gian cho đối thoại, thảo luận và lưu trữ tri thức.

Bộ sưu tập đặc biệt từ Vàng mười -­‐ Tái chế! Nâng cấp! - ảnh 2Rác thải sẽ trở thành vàng mười nếu nhìn nhận đúng giá trị của chúng. 

Các chất liệu được sử dụng trong các ví dụ được giới thiệu hầu hết đều rất dễ kiếm ở bất kì đâu và hầu như "miễn phí" – nhưng chúng lại thường bị coi là rác với rất ít giá trị. Các kĩ thuật được dùng để tái tạo chúng cũng vậy, đều là các kĩ nghệ thủ công mà trong nhiều trường hợp dựa vào các phương thức truyền thống và bị cho là lạc hậu.

Mục đích của triển lãm của là nhằm loại bỏ những tiếng xấu thường được gán cho việc tái sử dụng, hình thành một khái niệm mới cho nguyên vật liệu thô và nhờ đó, tạo dựng một sự trân trọng mới dành cho các sản phẩm này.

Bộ sưu tập đặc biệt từ Vàng mười -­‐ Tái chế! Nâng cấp! - ảnh 3Một góc triển lãm 

Triển lãm đi kèm với một workshop địa phương, đã diễn ra tại Heritage Space vào đầu tháng 4/2019. Tại đây 10 nhà thiết kế và nghệ sĩ đến từ Hà Nội đã được mời tới để phát triển các sản phẩm nâng cấp mới. Cùng với các hiện vật trưng bày, dự án còn bao gồm hoạt đột tạo ra các clip hướng dẫn quá trình sáng tạo những vật phẩm mới từ workshop tại Hà Nội và các worksop trước đó trong chuỗi triển lãm lưu động. Với vai trò hướng dẫn, mở ra cơ hội cho thảo luận và tri thức ở một tầm cao hơn, những clip hướng dẫn này sẽ được trưng bày tại triển lãm cũng như trên nền tảng Pure Gold (http://pure-­gold.org). Thông tin và chất liệu về các chủ đề của workshop sẽ được bổ sung sau đó.

Bộ sưu tập đặc biệt từ Vàng mười -­‐ Tái chế! Nâng cấp! - ảnh 4

Ngoài workshop, việc mời các nghệ sĩ và nhà thiết kế địa phương đến trưng bày tác phẩm nâng cấp của họ tại mỗi điểm trưng bày cũng nằm một phần trong ý tưởng của dự án triển lãm lưu động này. Tại Hà Nội, lần đầu tiên trong hành trình triển lãm, một lời kêu gọi đóng góp tác phẩm và ý tưởng đã được đưa ra tới các nghệ sĩ và nhà thiết kế địa phương. Các sản phẩm của họ được trưng bày kết hợp trong triển lãm bên cạnh những hiện vật trưng bày đến từ khắp nơi trên thế giới, cũng như các hiện vật từ workshop.

ifa (Viện Quan hệ Đối ngoại) là tổ chức trung gian lâu đời nhất của Đức cho các mối quan hệ văn hóa quốc tế có trụ sở tại Stuttgart, Đức. ifa hỗ trợ trao đổi văn hóa nghệ thuật trên toàn thế giới. Đây là một phần của mạng lưới toàn cầu và dựa trên quan hệ đối tác bền vững, lâu dài.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác