Phụ nữ Hòn Đất giúp nhau phát triển kinh tế

(VOV5) - Phát huy truyền thống cách mạng, Hội phụ nữ và phụ nữ huyện Hòn Đất đã chung vai sát cánh giúp đỡ nhau phát triển kinh tế địa phương, từng bước thoát nghèo.  

Huyện Hòn Đất là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất của tỉnh Kiên Giang, là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Tây Nam Tổ quốc với ba dân tộc sinh sống KinhKhmerHoa. Trong kháng chiến cứu nước, Hòn Đất nổi tiếng là quê hương cách mạng, quê hương của chị Sứ nổi tiếng trong truyện cùng tên của nhà văn Anh Đức. Phát huy truyền thống cách mạng, Hội phụ nữ và phụ nữ huyện Hòn Đất đã chung vai sát cánh giúp đỡ nhau phát triển kinh tế địa phương, từng bước thoát nghèo.  

Nghe nội dung chi tiết tại đây:



Ấp Hòn Sóc, xã Thổ Sơn nằm dưới chân ngọn núi Hòn Sóc, một trong 4 ngọn núi ở huyện Hòn Đất. Địa hình ở đây tương đối khó khăn cho canh tác nông nghiệp và hoa màu. Bà Neang Hương, Phó chủ tịch hội phụ nữ xã Thổ Sơn, kể rằng đời sống trông chờ vào những chuyến đánh cá xa bờ của đàn ông trong ấp hay nghề khai thác đá, nhưng cũng bữa được, bữa mất: “Đất canh tác không có, đất dưới đồng ko. Chỉ có đá, người ta khai thác đá hết trơn. Mức huê lợi thu nhập ít lắm không có nhiều. Ở đây nói chung làm thuê mướn nhiều.Mấy người đàn ông đi bốc vác đá, hoặc đi khoan đá. Tội nghiệp lắm. Còn những người đàn bà cách đây 3 năm đi gánh đá, ví dụ người ta nổ đá ở trên vừa nổ xong, mấy chị tranh nhau gánh về, bán, ngồi suốt ngày, cực khổ lắm, vất vả lắm”.

Phụ nữ Hòn Đất giúp nhau phát triển kinh tế - ảnh 1
Từ đỉnh Hòn Me nhìn về phía thị trấn Hòn đất. Ảnh: hoingodulich.com


Ấp Hòn Sóc có 355 hội viên hội phụ nữ, trừ một số đi làm ăn xa thì còn lại chủ yếu là người già và không làm ăn gì được. Đứng trước tình thế này, Hội phụ nữ của Ấp đã kết nối, vận động và chủ động để đưa những khoản vay lãi suất thấp của ngân hàng cho các hội viên vay, có vốn để làm ăn ban đầu. Trung bình, mỗi hộ được vay từ 3-5 triệu đồng, thời gian vay là 18 tháng, lãi suất thấp nhất 1%. Từ ngày có nguồn vốn vay, hội viên của hội phụ nữ đã mua heo, gà, về nuôi và đời sống dần được cải thiện.

Chị Thị Cảo, được vay 4 triệu đồng đã mua một cặp heo về nuôi. Đến nay, heo lớn bán một cặp và mua lại cặp khác vè nuôi tiếp. Lợi nhuận thu được khoảng 3 triệu đồng. Với số tiền này cộng với số tiền con trai chị đi làm thuê ở ngoài khoảng 5 triệu nữa, gia đình có chút chi tiêu tạm đủ và có đóng được học phí nuôi một con trai đi học. Chị Cảo cho biết: “ Vay  mua được cặp heo. Bán một cặp lại mua một cặp. Đợt trước nuôi 6 con, đợt này nuôi 2 con vì trời trở gió không dám nuôi nhiều, giời nuôi gà, vịt. Vịt 2 bầy gà 2 bầy. Nhà nước giúp vốn cho mình nhưng ít quá, thành ra chỉ nôi gà vịt, thôi chứ không biết hơn”.

Cũng như nhà chị Cảo, gia đình chị Thị Phang có hoàn cảnh khó khăn hơn. Chồng chị chết sơm, mình chị nuôi 5 con nhỏ. Con cái không có nghề nghiệp, phải đi bốc vác, kéo đá theo xe sống từng ngày và đi trồng rau muống, rau ngổ ở khu xóm đẻ có nguồn thu nhập. Khi được vay vốn đẻ làm ăn, đời sống gia đình được no đủ hơn. “Khi được vay vốn phụ nữ, đi mua heo. Vay được 4 triệu, mua được 3 con heo. Chăm sóc chuồng trại sạch sẽ, kĩ lưỡng. Hằng ngày cắt rau muống sau vườn cho heo ăn. Lúc trước nghèo lắm, bây giờ có chị em phụ nữ giúp vốn nên cuộc sống tốt hơn phần nào”.


Phụ nữ Hòn Đất giúp nhau phát triển kinh tế - ảnh 2
Cán bộ đội dịch vụ KHHGĐ, Trung tâm Y tế huyện Hòn Đất, cấp phát thuốc cho phụ nữ tại tổ Y tế ấp Vạn Thanh, xã Thổ Sơn trong chiến dịch truyền thông. Ảnh: dansokiengiang.gov.vn


Tuy nhiên, trong số đó cũng có những gia đình gặp nhiều rủi ro và sử dụng vốn vay không hiệu quả. Chị Thị Nguyệt vay được 4 triệu mua gà về nuôi. Em mua 50 con  gà hết 2 triệu thì toàn bộ số gà bị chết hết do thời tiết quá lạnh. Hiện tại chị Thị Nguyệt  ở nhà với chồng, sáng nấu cơm, trưa đi làm đá kiếm trả tiền vay ngân hàng. Trường hợp của chị Thị Nguyệt chỉ là cá biệt. Để giúp phụ nữ sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn, theo Bà Neang Hương, Phó chủ tịch Hội phụ nữ xã Thổ Sơn, trong số 7 phụ nữ được vay thì đa số đều đã sử dụng hiệu quả đồng vốn. Chị em đều đã được Hội tập huấn những kĩ năng cơ bản để chăn heo, gà một cách tốt hơn: “ Mỗi lần chị em vay vốn, mình là tổ trưởng, thường xuyên thăm hỏi chị em, cách làm ăn, hỏi xem có làm đúng chương trình ko. Tụi chị có lớp dạy dỗ chăn nuôi, chị em xuống tập huấn, Chị em nào ko biết mình hướng cho người ta làm thế nào để tạo ra đồng tiền trả cho nhà nước. Tới ngày trả chỉ cần một chị ko trả thôi là đã mệt rồi. Mình là đầu tàu, mọi giá để giúp chị em”.

Cho phụ nữ vay tiền lãi suất thấp để phát triển kinh tế là chủ trương đúng của địa phương huyện Hòn Đất. Từ đồng vốn này những người phụ nữ ở đây có cuộc sống ấm no hơn, con cái được đi học đầy đủ hơn. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước đầu và cần sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa của các cấp, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương. Những phụ nữ Hòn Đất hôm nay đang gồng mình vượt khó, phát triển và quyết thay đổi tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác