Học giả quốc tế tiếp tục quan tâm tới vấn đề Biển Đông

(VOV5) - Luật pháp quốc tế phải là cách tiếp cận chủ đạo trong việc quản lý tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Đó là ý kiến chung của đa số học giả tham dự cuộc hội thảo về quan hệ Mỹ - Nhật Bản và Đông Nam Á lần thứ ba, được tổ chức tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), trong hai ngày 12 và 13/6 vừa qua.

Học giả quốc tế tiếp tục quan tâm tới vấn đề Biển Đông - ảnh 1

Tại hội thảo, nhiều học giả bày tỏ sự lo ngại đặc biệt trước các diễn biến an ninh mới ở Đông Nam Á, đặc biệt là thái độ và hành động hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc trong việc xử lý tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng; việc phớt lờ các quy tắc và luật pháp quốc tế, đe dọa sử dụng vũ lực… đang khiến các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế lo ngại sâu sắc về các nguy cơ bất ổn tiềm tàng đối với an ninh khu vực. Đặc biệt, các đại biểu nhất trí cao khi cho rằng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) phải là nền tảng chủ yếu trong việc quản lý tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Trong phần trình bày của mình tại hội thảo, Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn,Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược và Ngoại giao Việt Nam, đề nghị các quốc gia trên thế giới lên tiếng mạnh mẽ, có các hành động thống nhất buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam một cách vô điều kiện.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác