Việt Nam nhấn mạnh giá trị và nguyên tắc Hiến chương Liên hợp quốc là nền tảng của luật pháp quốc tế

(VOV5) - Về giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, Tham tán Công sứ khẳng định Việt Nam luôn đề cao nguyên tắc cơ bản này của luật pháp quốc tế. 

Phiên họp thường niên của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương Liên Hợp quốc khai mạc ngày 20/02 và diễn ra đến ngày 28/02, với sự tham gia của đại diện gần 90 quốc gia thành viên và nhiều tổ chức quốc tế. Phiên họp năm nay tập trung thảo luận về vai trò của Hiến chương Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình cũng như thực tiễn sử dụng biện pháp môi giới trong giải quyết tranh chấp.

Việt Nam nhấn mạnh giá trị và nguyên tắc Hiến chương Liên hợp quốc là nền tảng của luật pháp quốc tế - ảnh 1Quang cảnh phiên họp. Ảnh: PV/VOV-Washington

Phát biểu tại Phiên họp, Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Lê Thị Minh Thoa, khẳng định các giá trị, mục đích và nguyên tắc của Hiến chương đã trở thành nền tảng quan trọng của luật pháp quốc tế. Liên quan đến các biện pháp trừng phạt, đại diện Việt Nam nhấn mạnh các biện pháp này không giúp thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác, chỉ nên là biện pháp cuối cùng và phải phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Đại diện Việt Nam kêu gọi các Ủy ban về trừng phạt và chuyên gia xem xét, đánh giá các tác động đối với các hoạt động kinh tế và sinh kế của người dân, đặc biệt là những nhóm dân cư dễ bị tổn thương.

Việt Nam nhấn mạnh giá trị và nguyên tắc Hiến chương Liên hợp quốc là nền tảng của luật pháp quốc tế - ảnh 2Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc. Ảnh: PV/VOV-Washington

Về giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, Tham tán Công sứ khẳng định Việt Nam luôn đề cao nguyên tắc cơ bản này của luật pháp quốc tế. Đại diện Việt Nam cho rằng với sự hỗ trợ của một bên thứ ba trung lập đóng vai trò môi giới - có thể là cá nhân, bất kỳ quốc gia/nhóm quốc gia hoặc tổ chức quốc tế nào - các bên tranh chấp có thể ngồi lại cùng nhau để bắt đầu đàm phán trực tiếp. 

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác