(VOV5) - Những gì mà doanh nhân Phạm Đình Thương đang làm thể hiện một tầm nhìn xa và chiến lược trong việc đầu tư cho văn hóa và tiếng Việt.
Người Việt sinh sống ở nước ngoài luôn tự hào về bề dày văn hóa hàng nghìn nghìn năm lịch sử của mình. Tuy vậy, trước sự biến động và hội nhập toàn cầu mạnh mẽ, người Việt thấy rằng,những giá trị truyền thống, tốt đẹp bao đời nay cần phải được gìn giữ và làm sắc nét hơn. Làm gì để gìn giữ giá trị Việt cho sự tiếp nối thế hệ người Việt ở nước ngoài luôn là trăn trở của doanh nhân Phạm Đình Thương, chủ tịch Hội người Việt ở vùng Saitama (Nhật Bản).
Tâm đắc với câu nói của tiền nhân: Văn hóa còn thì dân tộc còn. Bởi, văn hóa đã làm nên hồn cốt của dân tộc, doanh nhân Phạm Đình Thương- nhà sáng lập tập đoàn SUNSHINE GLOBAL đã chọn cách đầu tư cho sự phát triển văn hóa truyền thống Việt ở Nhật Bản. Phạm Đình Thương coi đó như một cách để trả ơn quê hương, trả ơn cuộc đời đã giúp anh trưởng thành và có được ngày hôm nay.
Nghe âm thanh tại đây:
Sinh ra ở mảnh đất miền Trung nghèo khó, chỉ có nắng và cát, ngay từ bé Phạm Đình Thương đã nuôi dưỡng hoài bão phải đi thật xa để thay đổi tương lai cho bản thân và gia đình. Hành trình của chàng trai trẻ Phạm Đình Thương từ miền Trung đến thành công nơi xứ người không chỉ là câu chuyện của riêng anh mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều người khác, đặc biệt là các bạn trẻ.
Doanh nhân Phạm Đình Thương, nhà sáng lập SUNSHINE GLOBAL, Chủ tịch Hội người Việt vùng Saitama (Nhật Bản), Phó Chủ tịch Trung tâm bảo tồn biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Ảnh fbnv |
Hiện, doanh nhân Phạm Đình Thương là nhà sáng lập SUNSHINE GLOBAL và là TGĐ của công ty - doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực như viễn thông; du lịch; Y tế tái sinh (công ty có trụ sở tại Nhật Bản). Nhiều năm trở lại đây, Phạm Đình Thương và SUNSHINE GLOBALđược biết đến với rất nhiều tài trợ lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, góp phần xây dựng cộng đồng người Việt đoàn kết và cùng phát triển, là cầu nối vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.
"Là người con xa quê, tôi tự hào khi có thể mang không khí Tết Việt đến với bà con tại Nhật Bản. Lễ hội Tết Việt 2025 không chỉ là sân chơi dành cho cộng đồng người Việt mà còn là dịp để quảng bá văn hóa dân tộc đến bạn bè quốc tế." Phạm Đình Thương chia sẻ, |
Anh tin rằng, đóng góp cho sự phát triển tiếng Việt và gìn giữ văn hóa Việt ở nước ngoài là cách đầu tư thông minh và bền vững nhất. “Là một người con xa quê, tôi luôn đau đáu với việc gìn giữ và lan tỏa văn hóa dân tộc đến với cộng đồng kiều bào. Văn hóa nghệ thuật là cầu nối quan trọng để gắn kết tinh thần người Việt ở nước ngoài hướng về cội nguồn. Các lễ hội, như Tết Việt Saimata không chỉ giúp nâng cao nhận thực về văn hóa mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa các địa phương, các tổ chức văn hóa quốc tế, qua đó chúng tôi có thêm động lực lan tỏa văn hóa Việt đến cộng đồng quốc tế”
Từ các sự kiện văn hóa, biểu diễn truyền thống nói chung cho đến lễ hội văn hóa đặc sắc trong cộng đồng người Việt ở Nhật Bản và vùng Saitama nói riêng, luôn có sự đồng hành, ủng hộ, tài trợ lớn từ doanh nhân Phạm Đình Thương và SUNSHINE GLOBAL.
Cùng với các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước, doanh nhân Phạm Đình Thương được bầu làm Phó Chủ tịch Trung tâm Bảo tồn nghệ thuật biểu diễn truyền thống phụ trách khu vực Châu Á, |
Với những đóng góp đó, mới đây, doanh nhân Phạm Đình Thương được bầu làm Phó chủ tich trung tâm Bảo tồn biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam phụ trách khu vực châu Á. Với anh, đây sẽ là trách nhiệm lớn lao, để cùng chung tay gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa cha ông để lại, cùng viết tiếp câu chuyện bảo tồn và lan tỏa nghệ thuật truyền thống đến muôn nơi.
“Một trong những ưu tiên của tôi là xây dựng cộng đồng yêu nghề thuật Việt Nam vững mạnh tại Nhật Bản và các nước châu Á. Kế hoạch bao gồm phát triển không gian văn hóa Việt Nam và Nhật Bản, cụ thể là tổ chức các chương trình biểu diễn giao lưu nghệ sĩ trong nước, thành lập các câu lạc bộ nghệ thuật dành cho kiều bào, nơi mọi người có thể học hát quan họ, chèo, cải lương hay đờn ca tài tử. Chúng ta có thể phát triển loại hình múa rối nước và có tiềm lực và thời gian, chúng ta sẽ phát triển nghệ thuật dân gian của 54 dân tộc anh em. Cuối cùng là sử dụng công nghệ số để lan tỏa nghệ thuật truyền thống, thông qua các nền tảng mà giới trẻ để đang thịnh hành sử dụng như Tik Tok, YouTube để giúp thế hệ trẻ tiếp cận dễ dàng hơn với văn hóa, nghệ thuật truyền thống Việt Nam”. Anh chia sẻ,
Doanh nhân Phạm Đình Thương đã đóng góp rất lớn cho sự thành công của Tết Việt Saitama 2025 |
Với tư duy nhạy bén của doanh nhân, Phạm Đình Thương đưa ra các giải pháp để công tác giữ lửa văn hóa truyền thống đạt hiều quả cao hơn thời gian tới: “Tôi cho rằng có ba giải pháp quan trọng mà chúng ta cần lưu tâm để ý. Thứ nhất là giáo dục và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ thông qua việc đưa nghệ thuật truyền thống vào trường học, tổ chức các lớp học cộng đồng hay có thể là đưa ứng dụng công nghệ trong quảng bá văn hóa phát triển nền tảng số, giúp lưu trữ và lan tỏa nghệ thuật truyền thống. Thứ 3 là kêu gọi sự hỗ trợ từ chính phủ và doanh nghiệp để có nguồn lực tài chính vững chắc cho các chương trình bảo tồn”.
“Doanh nhân Phạm Đình Thương tin rằng văn hóa chính không chỉ lả mạch nguồn gắn kết quê hương với người xa xứ mà còn là cầu nối gắn kết bền chặt tình hữu nghị của hai dân tộc Việt – Nhật.
|
Đồng thời giữ vai trò là Chủ tịch Hội người Việt ở vùng Saimata, doanh nhân Phạm Đình Thương đã đóng góp không nhỏ về tài chính và tâm huyết trong gìn giữ và phát huy văn hóa Việt Nam, thông qua tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, lễ hội tại Nhật Bản. Điều đó không chỉ mang lại niềm vui cho cộng đồng mà còn giúp bà con kiều bào cảm nhận được giá trị nguồn cội của mình.
Tiết mục biểu diễn mang đậm bản sắc văn hóa Việt tại lễ hội ở Saitama, Nhật Bản. |
Phạm Đình Thương xúc động khi được nghe các bé hát tiếng Việt dù còn ngọng nghịu. Tất cả đều làm trào dâng trong anh những cảm xúc thân thương và ấm áp. “Sứ mệnh của chúng tôi là duy trì chuỗi các sự kiện văn hóa lớn ở Nhật Bản như trước giờ tôi đang làm, cụ thể như Xuân quê hương, mở lớp dạy tiếng Việt cho con em, rồi là các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống gắn với các ngày kỷ niệm. Sắp tới, chúng tôi sẽ hợp tác với các tổ chức giáo dục, đưa nghệ thuật Việt vào các lớp giảng dạy về tiếng Việt, kèm với tiếng Việt và văn hóa ở Nhật Bản. Điều mà tôi luôn đau đáu, đó là ứng dụng công nghệ số vào phát triển các nội dung về văn hóa trên nền tảng số đang thịnh hành và được giới trẻ ưa dùng”.
Doanh nhân Phạm Đình Thương và các bạn trẻ |
"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn" câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên phần nào đó thể hiện tâm tư của những người con sống xa quê Sống trong môi trường đa văn hóa, người Việt càng trân trọng hơn giá trị nguồn cội của mình. "Sông có nguồn, cây có cội" cho thấy văn hóa luôn là nền tảng cho mọi hoạt động và thành công trong cuộc sống.
Những gì mà doanh nhân Phạm Đình Thương đang làm thể hiện một tầm nhìn xa và chiến lược trong việc đầu tư cho văn hóa Việt bởi anh tin rằng mạch nguồn văn hóa chính là sợi dây gắn kết bền chặt những người con xa xứ với quê hương. Những nỗ lực của Anh không chỉ góp phần bảo tồn di sản văn hóa quý báu của dân tộc mà còn tạo ra một môi trường tích cực cho thế hệ trẻ phát triển, đồng thời góp phần tạo nên một cầu nối vững chắc cho quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản.