Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III, năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Ảnh: VOV |
Phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai mạc Festival, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã biểu dương, chúc mừng những thành tựu mà Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Ninh Bình đã đạt được trong thời gian qua. Ảnh: Báo Ninh Bình |
Chương trình nghệ thuật thu hút đông đảo Nhân dân, du khách thập phương. Ảnh: VOV |
Nét đặc sắc của Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III chính là sân khấu chuyển động cơ học đặc biệt nhất từ trước tới nay tại Việt Nam, với 21 chiếc máy chiếu 3D mapping, cùng sự kết hợp bàn nâng, bàn xoay, day trượt. Bên cạnh phần âm nhạc được đầu tư công phu, giúp các màn biểu diễn thăng hoa, những bộ cổ phục của diễn viên ứng với mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi khung cảnh, câu chuyện cũng là điểm nhấn đặc biệt, giúp khán giả hiểu thêm về nền văn hóa mỗi thời kỳ lịch sử Việt Nam.
Với chủ đề “Vàng son một thuở cố đô”, chương trình khai mạc tái hiện lại câu chuyện lịch sử sống động thông qua một “bộ phim dã sử cổ trang” được xây dựng bài bản, công phu. Ảnh: Báo Ninh Bình |
Kỷ niệm 15 năm dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO vinh danh
Tối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Báo Nhân dân |
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, Vương Quốc Tuấn, nhấn mạnh, dân ca quan họ Bắc Ninh được ghi danh đến nay đã được 15 năm. Trong suốt thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều chủ trương chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đại diện của nhân loại. Đến nay, tỉnh đã thực hiện tốt sứ mệnh bảo tồn, truyền dạy, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa độc nhất vô nhị của quê hương Kinh Bắc. Ảnh: VOV |
“Trên địa bàn tỉnh hiện có 44 làng quan họ gốc, 150 làng quan họ thực hành, gần 400 câu lạc bộ dân ca quan họ, với hàng chục nghìn người ở các độ tuổi tham gia; trong đó có hơn 600 người có khả năng truyền dạy. Trên phạm vi cả nước và ở nước ngoài đã có hàng trăm câu lạc bộ dân ca quan họ Bắc Ninh được thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên.” - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh thông tin.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh (ngoài cùng, bên phải) tặng bằng khen cho lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: VOV |
Những hình ảnh ấn tượng Lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk
Lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904-22/11/2024) diễn ra tối 22/11 trang trọng, đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng với người dân và du khách. Ảnh: Công Bắc/VOV |
Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ khẳng định, Đắk Lắk là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung. Ảnh: Công Bắc/VOV |
Tại lễ kỷ niệm, tỉnh Đắk Lắk đón nhận 3 kỷ lục quốc gia, gồm: Tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất Việt Nam; Hồ Lắk- Hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam; Vườn Quốc gia Yok Đôn- nơi có hệ sinh thái rừng khộp rộng nhất Việt Nam. Cùng với các tiết mục văn nghệ đặc sắc và ấn tượng, Lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk còn có màn bắn pháo hoa tầm thấp khiến người dân rất phấn khích. Ảnh: Công Bắc/VOV |
Khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh
Tối 28/11, Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, do Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã được khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Báo Hà Tĩnh |
Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh do tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lần này là hoạt động nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa Việt Nam. Đồng thời, là dịp để các nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên đang thực hành di sản mọi miền được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành, bảo vệ di sản. Qua đó, hướng tới phổ biến rộng rãi các di sản trong Nhân dân, kết nối văn hóa giữa các vùng miền trong nước và quốc tế.
Tiết mục "Lời mẹ hát" do Nghệ nhân Văn Sang thể hiện. Ảnh: Báo Hà Tĩnh |
Liên hoan diễn ra vào tối 28/11 và tối 29/11 tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh. (Trong ảnh: Tiết mục Tổ khúc ví, giặm giao duyên do Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn. Ảnh: Báo Hà Tĩnh) |
Tính đến nay, cùng với dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, Việt Nam đã có 15 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trong đó có dân ca quan họ Bắc Ninh, hát xoan Phú Thọ, nghệ thuật bài chòi Trung Bộ, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên...
Long An muốn lan tỏa văn hóa để thu hút đầu tư từ Hàn Quốc
Tối 28/11, UBND tỉnh Long An tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa thể thao và du lịch lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề “Khát vọng sông Vàm”. (Trong ảnh: Một vũ khúc Sông Vàm cỏ được diễn viên thể hiện trong lễ hội. Ảnh: Quang Anh/VOV) |
Diễn ra từ ngày 28/11 - 4/12 với chuỗi các hoạt động đa dạng và phong phú cùng thông điệp “Du lịch Long An an toàn, thân thiện, hấp dẫn”, sự kiện mở ra cơ hội hợp tác phát triển, quảng bá thương hiệu, liên kết cho các doanh nghiệp và địa phương. Đồng thời tăng cường sự gắn kết, giao lưu nhân dân giữa tỉnh Long An với các địa phương, đối tác đến từ Hàn Quốc thông qua không gian giới thiệu văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của các địa phương nước bạn. Góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống, đưa hình ảnh của Long An đến gần hơn với du khách trong nước và bạn bè quốc tế.
Lễ hội đậm chất giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc. Ảnh: Quang Anh/VOV |