“Tiếng thu” của nhà thơ Lưu Trọng Lư: Đời sống riêng của một thi phẩm độc đáo

(VOV5) - Có hay không việc tác giả “Tiếng thu” mượn ý tưởng, nội dung sáng tác của một tác giả người Nhật Bản?
“Tiếng thu” của nhà thơ Lưu Trọng Lư: Đời sống riêng của một thi phẩm độc đáo - ảnh 1

Bài thơ “Tiếng thu” của nhà thơ Lưu Trọng Lư xưa nay vẫn được xem là một trong những thi phẩm viết về mùa thu nổi tiếng nhất trên thi đàn nước ta.

Qua thời gian, “Tiếng thu” đã khẳng định được những vang động và cùng với những thi phẩm khác của nhà thơ Lưu Trọng Lư, đưa ông trở thành tên tuổi tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, một tiếng thơ tài hoa, độc đáo.

Thế nhưng, mấy chục năm về trước, đã có những điều tiếng xung quanh bài “Tiếng thu” cho rằng tác giả đã mượn ý tưởng, nội dung sáng tác của một tác giả người Nhật Bản. Gần đây, sự việc này có được nhắc trở lại. Cùng với một số nhà thơ, nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu đã có những nhận định riêng về vấn đề này.

Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây: 
 
“Tiếng thu” của nhà thơ Lưu Trọng Lư: Đời sống riêng của một thi phẩm độc đáo - ảnh 2Nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu - Ảnh: FbNV
Dẫu nhà thơ Lưu Trọng Lư từng hay chưa từng đọc bài thơ “Thu ca” của nhà thơ người Nhật Bản, có hay không ảnh hưởng ý tưởng, cảm xúc của thi phẩm này, trong tương quan so sánh mà Nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu đưa ra, có thể khẳng định bài thơ “Tiếng thu”, bằng cảm xúc và ngôn từ tiếng Việt và cảm xúc một đời sống riêng, hoàn toàn khác biệt; Và không phải ngẫu nhiên mà hơn 80 năm đã trôi qua kể từ khi ra đời, “Tiếng thu” vẫn còn đó những dư ba. 
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác