Hành trình Những bước chân hy vọng: Chia sẻ về khuyến đọc, tự học và thực làm

(VOV5) - Đến nay, chương trình Sách hóa nông thôn với sự chung tay hành động của người Việt Nam trong và ngoài nước gồm cả khu vực dân sự và chính quyền, … đã tạo nên ít nhất 30.000 Tủ sách.

Buổi giao lưu “Hành trình Những bước chân hi vọng – chia sẻ về Khuyến đọc, Tự học và Thực làm do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam và tác giả Nguyễn Quang Thạch tổ chức tại Không gian văn hoá Đông Tây - 79 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội vào 9h sáng 24/6.

Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách Những bước chân hi vọng của tác giả Nguyễn Quang Thạch – người khởi xướng chương trình sách hoá nông thôn tại Việt Nam và Ấn Độ.

Hành trình Những bước chân hy vọng: Chia sẻ về khuyến đọc, tự học và thực làm - ảnh 1Ảnh: Đỗ Tiến Thành

“Đọc cuốn sách này bạn đọc sẽ hiểu được tại sao anh Nguyễn Quang Thạch lại nung nấu ý nghĩ phải “sách hóa nông thôn Việt Nam”, tại sao anh lại quyết định bỏ công việc ổn định, thu nhập tốt để dấn thân toàn diện cho công việc truyền bá tri thức và khai trí. Bạn đọc cũng sẽ hiểu được những bước đường khó khăn, thất bại và thành công của anh khi biến những ý tưởng về tủ sách dòng họ, tủ sách hậu phương chiến sĩ, tủ sách lớp học, tủ sách giáo xứ… thành thực tiễn”. -  Cuốn sách mà “người bán sách rong” Nguyễn Quốc Vương nhắc tới, là cuốn “Những bước chân hi vọng” của tác giả Nguyễn Quang Thạch. Những bước chân hi vọng đó bắt đầu từ tháng 2 năm 2015, khi anh Nguyễn Quang Thạch đi bộ từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh  nhằm vận động hàng chục triệu người cũng như chính quyền hưởng ứng chương trình Sách hóa nông thôn do anh khởi xướng.

Đến nay, Chương trình Sách hóa nông thôn với sự chung tay hành động của người Việt Nam trong và ngoài nước gồm cả khu vực dân sự và chính quyền, … đã tạo nên ít nhất 30.000 Tủ sách Phụ huynh/ Tủ sách Lớp em, Tủ sách Dòng họ, Tủ sách Giáo xứ… mang lại cơ hội nghe và đọc sách của nhiều trẻ em nông thôn. Từ chương trình Sách hóa nông thôn, anh Nguyễn Quang Thạch khởi xướng chương trình Tiếng Anh hóa nông thôn ở Việt Nam và vận động Sách hóa nông thôn ở Ấn Độ.

Bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc, Tổng biên tập NXB Phụ nữ cho biết: Buổi giao lưu được tổ chức với mong muốn cùng những người có trách nhiệm với xã hội nhìn lại những gì mà chương trình Sách hóa nông thôn đã làm được, cùng chia sẻ câu chuyện tự họcthực làm, cùng anh suy nghĩhành động, thắp lên niềm hi vọng: giúp con trẻ có tri thức, toàn xã hội trân quý tri thức, văn minh và sáng tạo quốc gia sẽ được nuôi dưỡng và hiển hiện trong mỗi người, mỗi nhà, phố xá, cây hoa, và nơi xa trái đất trong tương lai.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác