Doanh nhân kiều bào Phạm Đức Trung Kiên và hành trình 30 năm đồng hành cùng giáo dục Việt Nam

(VOV5) -  Chúng ta hãy cùng bắt tay, nối vòng tay lớn để thực hiện ước mơ lớn là nâng cao chất lượng sống của người Việt Nam qua giáo dục. Xin trân trọng cảm ơn.

Định cư tại Mỹ được gần 5 chục năm và là một trong những người Việt thành công tại Mỹ, doanh nhân Phạm Đức Trung Kiên luôn đau đáu nghĩ về quê hương, khao khát đóng góp cho sự phát triển ở Việt Nam. Năm 2008, ông Phạm Đức Trung Kiên và cộng sự chính thức thành lập Vietnam Foundation (VNF), một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu đem đến cho học sinh Việt nguồn học liệu hoàn toàn miễn phí, chất lượng quốc tế. Như một sự tri ân, doanh nhân Phạm Đức Trung Kiên tin rằng, đầu tư cho thế hệ tương lai là khoản đầu tư thông minh và ý nghĩa nhất. Tiết mục "Câu chuyện của người xa quê" hôm nay, mời quý vị nghe những chia sẻ của doanh nhân kiều bào Phạm Đức Trung Kiên về hành trình đồng hành cùng giáo dục Việt Nam trong suốt 30 năm qua:

Nghe âm thanh tại đây:

Thân chào các bạn!  Tên tôi là Phạm Đức Trung Kiên và bạn bè bên Mỹ hay gọi tôi là Kiên Pham. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn về hành trình cá nhân tôi liên quan đến việc nền giáo dục của Việt Nam trong suốt ba mươi năm qua. Hành trình đó có liên quan đến Việt Nam bắt đầu. Có lẽ từ lúc tôi 19 tuổi. Khi khi tôi sang đến Mỹ  gia sản của tôi không có gì cả. Tôi nhận ra được cái duy nhất mà tôi đã mang không được từ Việt Nam là một nền tảng giáo dục khá tốt, vững chắc, do cha mẹ thầy cô học đường xã hội đã đầu tư vào tôi. Trong suốt 12 năm, tôi dùng số vốn về kiến thức học vấn đấy để phát triển xây dựng được cả sự thành công của cá nhân tôi tại Hoa Kỳ. 
Doanh nhân kiều bào Phạm Đức Trung Kiên và hành trình 30 năm đồng hành cùng giáo dục Việt Nam - ảnh 1Doanh nhân Phạm Đưc Trung Kiên

Sứ mệnh đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam

Khi tôi trở lại Việt Nam từ năm 1993, vào buổi tối tầm khoảng 8, 9 giờ, tôi thấy ngoài đường có rất nhiều người đi xe đạp, từ các lớp học tiếng Anh về nhà. Tôi đã hiểu được là, người Việt Nam mình trong hoàn cảnh nào đều rất hiếu học. Ngẫm lại mình, tôi cũng nhìn được giá trị giáo dục, của học vấn đã tạo nên những thành công cho cá nhân tôi. Và, tôi đã nhìn thấy được sự khao khát kiến thức, học vấn của người việt Nam từ thành thị đến thôn quê.

Tôi tự nhủ với sứ mạng của cá nhân rằng trong quãng đời còn lại, tôi sẽ làm hết sức mình để đóng góp được cho nền giáo dục ở Việt Nam, hỗ trợ thầy cô học sinh phụ huynh và Việt Nam, để cho các em có thể có được nền tảng học vấn vững chắc nhất và từ đó đó là không những xây dựng được xã hội, đất nước Việt Nam tốt lên mà còn đóng góp được nhiều cho cả toàn thế giới.

Doanh nhân kiều bào Phạm Đức Trung Kiên và hành trình 30 năm đồng hành cùng giáo dục Việt Nam - ảnh 2Một giờ học với Khan Academy tại trường học ở Việt Nam

Khi tôi có cơ hội đứng ra thành lập Quỹ giáo dục Việt Nam và năm 2003 để hỗ trợ Việt Nam đào tạo một thế hệ khoa học gia trẻ tuổi. Từ những trường Đai học, cao đẳng tốt nhất ở bên Mỹ, Tôi đã không ngần ngại bỏ ra một quãng đời để xây dưng thành công chương trình Việt Nam Educaition (VEF). Sau đó thì tôi có nhiều cơ hội đóng góp trực tiếp cho đất nước Việt Nam, trong sự nghiệp giáo dục cũng như là sự nghiệp đầu tư, kinh tế ở trong nước.

Tôi thành lập Việt Nam Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận vào năm 2008 với mục đích là, bằng mọi giá nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt thông qua giáo dục. Chúng tôi đã thực hiện được nhiều chương trình hỗ trợ giáo dục trong nước, trong đó có chương trình học liệu mở và gần đây nhất là nền tảng học trực tuyến Khan Academy Việt Nam. Vì sao chúng tôi có thể làm được Việt Nam?

Sứ mệnh giáo dục Khan Academy tại Việt Nam

Chúng tôi có thể làm được điều to lớn cho Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, dùng công nghệ cao lớp học lớp học mỏ như thế là vì Việt Nam có những yếu tố rất là đặc thù mà tôi thấy ít nước nào có được.

Thứ nhất, người Việt rất hiếu học. Thứ 2, các gia đình cha mẹ Việt Nam dù trong hoàn cảnh nào luôn sẵn sàng vay mượn cho con được cơ hội học tập. Và thứ ba nữa là nền tảng kỹ thuật công nghệ số Việt Nam đang ngày càng tốt hơn và khá rẻ. 

Trong vòng 20 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có sự sáng suốt đầu tư vào hạ tầng cơ sở công nghệ số. Do đó, việc học trực tuyến trên mạng là hoàn toàn  có thể để tất cả mọi người sống của Việt Nam với một giá rất rẻ.

Doanh nhân kiều bào Phạm Đức Trung Kiên và hành trình 30 năm đồng hành cùng giáo dục Việt Nam - ảnh 3Doanh nhân Phạm Đức Trung Kiên tại một hội thảo giáo dục quốc tế ở Hà Nội

Tôi luôn luôn cùng các cộng sự tìm kiếm những nội dung học tập tốt nhất từ nước ngoài, mang về miễn phí cho người dùng. Chúng tôi có thể mang về trong nước những chương trình bằng tiếng Anh, sau đó Việt hóa nội dung để giúp thầy cô, học sinh, phụ huynh làm sao sử dụng những tài liệu này trong học tập. Khan Academy là một nền tảng học tập gần như là hoàn toàn phù hợp cho mục tiêu của chúng tôi.

Nền tảng tự học trực tuyến này đang được sử dụng trên 193 quốc gia, với trên 150 triệu học sinh trên khắp thế giới và hoàn toàn miễn phí. Học ở mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi đã thuyết phục được nhà sáng lập Sal Khan ở Mỹ đưa nền tảng học này vào Việt Nam, cách đây gần 4 năm. Đó là khi chúng tôi cũng bắt đầu thực hiện Việt hóa nội dung học trên nền tảng Khan Acdemy tại Việt Nam.

Doanh nhân kiều bào Phạm Đức Trung Kiên và hành trình 30 năm đồng hành cùng giáo dục Việt Nam - ảnh 4Các em học sinh có từ 1-2 giờ tự học với nền tảng Khan Academy.

Nền tảng căn bản của Khan Academy là học bằng tiếng Anh. Nhưng vì chúng ta đã biết rằng nếu như trẻ em Việt Nam ở thành thị có nhiều cơ hội để học tiếng Anh, học thêm, có gia sư thì trẻ em ở vùng thôn quê vùng, sâu vùng xa lại thiếu những cơ hội để tiếp cận kiến thức. Vì thế, việc Việt hóa nội dung được xem như một đòn bẩy để giúp các em tiến vào lộ trình học Khan Academy phiên bản tiếng Anh và dần dần sẽ học được các chức năng quan trọng ở đó. Điều này, sẽ tạo cho các em một khả năng tự học, dẫn đến việc học suốt đời vì kiến thức ở mạng internet rất sâu và rộng.

Một điểm nổi bật khác là Khan Academy có thể giúp các em có thể học đi học lại, học đến khi nào thấu hiểu thì thôi. Chức năng đó, chúng tôi gọi là hiểu tận gốc vấn đề (Mastery). Chúng tôi đưa vào học liệu đào tạo thầy cô, phần dành cho phụ huynh làm sao để giúp cho các em học sinh đạt được mức độ tinh thông. Các em không những học được mà còn có thể truyền đạt sự hiểu biết của mình cho những em khác nữa. Bằng cớ là chúng tôi cũng rất nhiều em học sinh, sau khi học xong thì chỉ có năm sau, quay lại có thể dạy lại cho các bạn trẻ hơn mình. Đây là một chương trình, một nền tảng học tạo ra tính cộng đồng rất cao. Chúng tôi may mắn được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức, được sự khuyến khích của nhiều cơ quan đoàn thể trong nước, để phát triển chương trình này rộng rãi đến tất cả mọi người.

Để khép lại phần chia sẻ, tôi muốn nhấn mạnh là cũng như tất cả chúng ta, các em học sinh đều có những khả năng khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Như bàn tay ngón dài ngón ngắn, Chúng ta không thể nào đánh đồng tất cả. Có những em học rất nhanh, có những em học chậm hơn, phải học đi học lại mới hiểu. Những  những công cụ như Khan Academy đang giúp các em có thể hoàn thành được việc học của mình một cách hiệu quả, Đó đã tạo được tự tin cho các em, tạo được tính tự học suốt đời, tạo được kết quả tốt cho cha mẹ, cho thầy cô nhìn vào, và từ đó là xã hội dần phát triển đi lên. 

Chặng đường của chúng tôi đi mặc dù đến lúc này đã có một số thành công ban đầu nhưng mà trước mặt chúng tôi vẫn còn một con đường rất dài. Bởi thế chúng tôi tập trung vào kêu gọi các bạn trẻ hãy tham gia vào chương trình Khan Academy Việt Nam và hy vọng mọi người sẽ bắt tay vào. Vì sự nghiệp 10 năm trồng cây, trăm năm trồng người, chúng tôi hy vọng mọi người cùng chia sẻ suy nghĩ này và chúng ta hãy cùng bắt tay, nối vòng tay lớn để thực hiện ước mơ lớn là nâng cao chất lượng sống của người Việt Nam, qua giáo dục. Xin trân trọng cảm ơn.

Là một trong những người Việt thành công nhất tại Mỹ, ông Phạm Đức Trung Kiên đã từng làm việc tại Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Reagan, trong vai trò trợ lý đặc biệt phụ trách các hiệp định thương mại quốc tế.

Năm 31 tuổi, ông được Tổng thống George Bush bổ nhiệm vào Lầu Năm Góc, làm việc tại văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách về an ninh thế giới.

Ông cũng đã từng là một trong những nhà quản lý trẻ tuổi của đại công ty Procter & Gamble (P&G), và là Phó tổng giám đốc phụ trách toàn khu vực Á châu của Tập đoàn Tenneco, nằm trong danh sách Fortune 50 trên thế giới.

 
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác