Tết Việt sum vầy

(VOV5) -  Dù sống ở nước ngoài, nhưng mỗi gia đình người Việt cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật đậm đà hương vị quê nhà để phần nào vợi đi nỗi nhớ quê xa.

Nghe âm thanh tại đây:



Tết Việt sum vầy - ảnh 1



Ý nghĩa thiêng liêng của Tết cổ truyền dân tộc chính là dịp để tất cả mọi người dù làm gì, ở đâu thì ngày Tết cũng đều hướng lòng mình về nơi nguồn cội. Nơi mà ở đó là tình cảm gia đình yêu thương, là nơi chôn rau, cắt rộn của mỗi người. Ông Nguyễn Văn Đường ở LB Nga bày tỏ: “Tôi rất tôn trọng truyền thống gia đình, mặc dù tôi sống ở nước ngoài rất lâu rồi. Nói chung ở mọi lĩnh vực, mọi quan hệ thì người Việt mình có những cái đáng quý, đáng trân trọng, mà người nước ngoài rất nể trọng đấy là về mặt tình cảm, là tình yêu quê hương, đất nước. Tình cảm của mình với quê hương rất tha thiết. Nó là sự gắn kết mình với gia đìn, người thân và bạn bè. Dù đi xa nhưng tình cảm của mình nói riêng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung bao giờ cũng hướng về quê hương”.

 

Từ sâu thẳm tâm hồn, mọi người con đất Việt, dù ở đâu, làm gì thì ngày Tết cổ truyền cũng đều mong muốn được trở về với gia đình. Ca sĩ Nhật Hạ không giấu được niềm vui trong chuyến trở về này, chị tâm sự: “Năm nay Nhật Hạ rất vui vì được hưởng cái Tết ở quê hương. Theo dự định Hạ sẽ trở về Mỹ dịp cuối năm nhưng có nhiều công việc,nhiều show diễn nên Hạ quyết định ở lại ăn Tết để được hưởng cái không khí Tết mà chỉ Việt Nam mới có. Gần Tết rồi mà bỏ về Mỹ thì phí lắm, nên Hạ quyết định ở lại tới tháng 3 mới về Mỹ. Hạ cũng tham dự những trình từ thiện. Hạ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa khi mình cũng phần nào mang niềm vui đến với những người có hoàn cảnh khó khăn”.

 

Với những người có cuộc sống ổn định thì việc đi-về không  phải là vấn đề quá lớn, nhưng  cũng có rất nhiều người  vì 
hoàn cảnh  cuộc sống, vì cô  ở  nước  sở tại mà đã rất nhiều năm sống xa quê, không được hưởngng việc  trọn vẹn niềm vui xuân nơi quê nhà. Không được tự tay chuẩn bị bữa cơm ngày Tết.Vì thế, mùa xuân có ý nghĩa sâu sắc, trọn vẹn khi được trở về quê nhà.

“Ở bên đấy cũng có cái vui nhưng cũng có cái buồn. Ở quê nó có cái ấm cùng ở quê mình, có cha ông, mồ mả mà thực tình mà nói nhớ quê lắm, về nước vui quá.”(Nguyễn Văn Hồng ở Nga). “Lâu rồi, cũng hơn 20 năm tôi mới về ăn Tết ở Việt Nam, tôi thấy rất cảm động khi đặt cân về quê hương, đất nước ta phát triển rất nhiều, phong phú và đẹp. Tôi rất tự hào về dân tộc.” (Trịnh Văn Ly ở CHLBĐức)

 

Thường thì Tết cổ truyền Việt Nam không trùng ngày nghỉ đối với cộng đồng người Việt ở xa Tổ quốc. Tuy nhiên, Các tổ chức Hội đoàn, và ngay trong mỗi gia đình người Việt, dù sinh sống ở đâu, điều kiện hoàn cảnh sống thế nào cũng cố gắng chuẩn bị bữa cơm mang đậm hương vị ngày Tết cổ truyền của dân tộc để phần nào vợi đi nỗi nhớ quê hương. Nhà báo Quỳnh Nga, TBT trang điện tử Nguoiviet.de ở CHLB Đức chia sẻ: “Từ ngày xa quê hương đa số phải ăn Tết tại Châu âu, Tết ở Châu Âu khác hẳn ở VN vì ngày tết ở VN mọi người ào ra đường và ngày Tết thì được nghỉ, còn ở Châu âu thì vẫn phải đi làm nên làm cái gì cũng phải vội, phải nhanh nhưng cũng cố gắm sắp sửa đủ hương vị ngày Tết, cũng gói bánh chưng, có tất cả đồ ăn, mứt Tết, nhưng không có được cái không khi như ở quê nhà”.

 

Ở Hoa Kỳ, vợ chồng ca sĩ Nhật Hạ, nhạc sĩ Huỳnh Thái Bình cũng luôn chú trọng đến việc giáo dục truyền thống cho các con nhất là những dịp Tết đến Xuân về: “Hạ với anh Bình vẫn kể cho các con để chúng hiểu biết về ngày Lễ, Tết, mua thức ăn, cây cảnh, bày biện trong gia đình để chúng hiểu về ngày Lễ của người Việt là như thế, dẫn chúng đi Hội chợ của người Việt để chúng hiểu biết thêm về phong tục tập quán của người VN. Mặc dù phải đi diễn, nhưng trước đi bao giờ Hạ cũng chuẩn bị đầy đủ và bao giờ cũng phải ăn bữa cơm gia đình. Trước đó, đã nhiều chục năm Hà với Anh Bình ăn Tết ở nước ngoài, còn 4 năm nay được ăn Tết ở VN”.

 

Tết cổ truyền dân tộc không chỉ là dịp để những người thân đoàn viên, xum họp quay quần bên bữa cơm gia đình. Cùng nhau chia sẻ những vui buồn trong công việc, cuộc sống của một năm đã qua và mong một năm mới tốt đẹp đến với tất cả mọi người. Song ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết cổ truyền còn bởi đây là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Anh Nguyễn Viết Quý ở CH Ba Lan bộc bạch:“Ngày Tết gia đình xum họp,về thăm quê, chia sẻ với người thân, bạn bè. Gặp gỡ, đón nắm mới, chúc cho nhau sức khỏe, gia đình an khang, thịnh vượng, hạnh phúc gặp nhiều may mắn hơn trong kinh doanh”.

 

Những người con Việt xa quê trở về vui Xuân, đón Tết ở quê nhà, mỗi người mang một cảm xúc, tâm trạng khác nhau. Người thì về để sum họp gia đình, người thì về để được cảm nhận hơi thở mùa xuân mới; người thì về với hành trang mang theo là những nghiên cứu khoa học, những tác phẩm nghệ thuật. Với những nhạc sĩ, ca sĩ người Việt ở Hải Ngoại thì về để cảm nhận được không khí của mùa xuân trên quê hương để khơi nguồn cảm xúc sáng tạo. Mỗi người một tâm trạng, một ước vọng về mùa xuân với những dự cảm tốt lành trong năm mới, nhưng cũng còn đó những khắc khoải, chạnh lòng của biết bao người con Việt phải đón Tết ở nơi xa. Chúng tôi muốn mượn lời tâm sự của nhạc sĩ, nhà thơ Trương Anh Tú - ở CHLB Đức thay cho lời kết.“Với tôi, hay với những người xa xứ, chẳng cần phải đến Tết mới nhớ Tết, nhờ nhà.Nhìn những chàng trai, cô gái Âu châu chọn cây thông, tôi lại thấy như họ đang cầm trên tay cành đào, cành mai, tôi ngỡ mình đang đứng ở đâu đó trong một chợ hoa Tết Hà Nội.Tết ở xứ người, dù vật chất có đầy đủ đến đâu cũng không thể làm vơi đi nỗi nhớ nhà, vì Tết là quê hương, là đoàn tụ gia đình, là cội nguồn nơi người ta tìm về.Bài thơ “Xuân xa xứ“tôi viết khá lâu, nhưng đôi khi vẫn „phải“ đọc lại, để „ru“ lòng mình! Những câu thơ vẫn cùng tôi thao thức với quê nhà.Nắng đụng vào mùa xuân/long lanh sương muốn vỡ/gió đông còn trăn trở/bàng bạc tháng, ngày qua/Một mình ta với ta/hư vô giữa nhạt nhòa/ngó mai, đào xứ lạ/nhớ hương sắc quê nhà.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác