Tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992

Tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 - ảnh 1 


Sáng 18/1, tại Hà Nội, Văn phòng Quốc hội Tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992. Từ năm 1992 đến nay, hoạt động lập pháp được Quốc hội quan tâm trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Hoạt động giám sát tập trung vào nhiều vấn đề bức xúc của cuộc sống, bao quát hầu hết các lĩnh vực của xã hội; chủ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, nhất là về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quyết định ngân sách nhà nước và các dự án, công trình quan trọng quốc gia. Hoạt động của Quốc hội tại các kỳ họp ngày càng dân chủ, hiệu quả và đổi mới, được cử tri quan tâm theo dõi, hoan nghênh và đánh giá cao.

Tại Hội nghị tổng kết, các đại biểu cho rằng: Hiến pháp cần quy định các chủ thể có quyền trình sáng kiến pháp luật vào dự thảo luật; ưu tiên các đệ trình của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Về hoạt động giám sát, Hiến pháp cần tập trung vào các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Hiến pháp cũng cần quy định rõ những vấn đề quan trọng của đất nước thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội; quy định rõ nguyên tắc đảm bảo lợi ích của đông đảo nhân dân lao động cũng như lợi ích xã hội. Về vị trí, vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong Hiến pháp, ông Đặng Văn Chiến, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nêu ý kiến: Lựa chọn phương án nào để thiết kế Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong Quốc hội sắp tới của Việt Nam và UBTVQH trong mối tương quan của các cơ quan nhà nước. TVQH không chỉ quan hệ với Hội đồng dân tộc, các ủy ban, Quốc hội mà còn có nhiều mối quan hệ với để xử lý công việc của Quốc hội với Chính phủ, Tòa, Viện, MTTQ Việt Nam và các cơ quan hữu quan.


Phản hồi

Các tin/bài khác