Dư luận Nga: Thông điệp của Việt Nam là rất công bằng

(VOV5) - Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Phiên thảo luận cấp cao của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68 thu hút sự quan tâm tại diễn đàn Liên Hợp quốc, tiếp tục được dư luận quốc tế đánh giá cao, trong đó có các học giả Nga

 

Dư luận Nga: Thông điệp của Việt Nam là rất công bằng - ảnh 1
PGS, TSKH V.Mazyrin tại cuộc phỏng vấn


Trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Liên bang Nga, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, chuyên gia của Viện Viễn Đông - Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho rằng bài phát biểu này đưa ra một số đánh giá cũng như sáng kiến, thông điệp của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu. Thủ tướng Việt Nam  nêu bật tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin chiến lược góp phần củng cố hòa bình, giải quyết các xung đột trên thế giới.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Vladimir Mazyrin cho biết: Trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập đến các vấn đề hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế. Tôi cho rằng các quan điểm và thông điệp của Việt Nam là rất công bằng. Tôi muốn nhấn mạnh rằng các nguyên tắc, quan điểm xây dựng lòng tin chiến lược, văn hóa trong quan hệ quốc tế, đối thoại giữa các nước lớn và nước nhỏ được Việt Nam đưa ra là hoàn toàn đúng đắn. Quan điểm này đã từng được nêu lên tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La vừa qua và đang được Việt Nam tiếp tục phát triển lên. Tôi nghĩ rằng Việt Nam là một điển hình trong thực hiện quan điểm này trong quan hệ quốc tế.


Phó Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Vladimir Mazyrin cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý tới vấn đề lớn của nhân loại là khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, hiểm họa môi trường. Theo ông, Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng và chứng minh có khả năng thực hiện các mục tiêu của chương trình phát triển toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo. Việt Nam thực hiện rất thành công các mục tiêu này sau 25 năm cải cách, đổi mới với tỷ lệ người nghèo giảm từ 47% năm 1990 xuống còn 22% vào năm 2010.

 

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác