Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên số

(VOV5) - Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng cho biết hiện nay, logistics là một trong số các ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất của Việt Nam. 

“Phát triển kỹ năng nhân lực ngành logistics và thúc đẩy doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên số” là chủ đề của Diễn đàn quốc tế về giáo dục nghề nghiệp diễn ra hôm qua (24/10), tại Hà Nội. Diễn đàn được tổ chức trong khuôn khổ chương trình hợp tác phát triển nguồn nhân lực giữa Australia và Việt Nam (Chương trình Aus4Skills).

Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên số - ảnh 1Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Tấn Dũng phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: TTXVN

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng cho biết hiện nay, logistics là một trong số các ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất của Việt Nam. Việt Nam đặt mục tiêu ngành logistics sẽ đóng góp từ 8% - 10% vào GDP. Để đạt được mục tiêu này, trong kỷ nguyên số, phát triển ngành logistics đòi hỏi lực lượng lao động có tay nghề cao, hoà nhập và được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để thực hiện và thích ứng với môi trường phức tạp, kết nối và phát triển công nghệ ngày càng nhanh. Do đó, thời gian tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam và Australia, giữa các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Australia trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực này.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã chia sẻ các mô hình và kinh nghiệm của Việt Nam và Australia trong phát triển kỹ năng nhân lực ngành logistics, giúp học viên có đủ năng lực và sẵn sàng thích nghi trong kỷ nguyên số; đề xuất các chính sách, giải pháp để đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.

Tại hội thảo, các đại biểu và chuyên gia của Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc đã tập trung thảo luận 4 nội dung, gồm: Di cư và các vấn đề Giới; Di cư và Chăm sóc sức khoẻ; Di cư và Bảo trợ xã hội; Vấn đề khác liên quan đến di cư. Qua đó, thảo luận các vấn đề liên quan đến sự thay đổi, thích ứng và các vấn đề về di cư quốc tế và hòa nhập xã hội diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới; đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế mặt trái của di cư, tăng cường sự thích ứng của người di cư trong quá trình hòa nhập, hội nhập xã hội, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác